Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Ai được định cư Mỹ ngắn hạn theo diện B-2

Visa định cư Mỹ ngắn hạn là loại visa được sử dụng cho những mục đích như du lịch, thăm viếng người thân, học một khóa học nào đó trong vòng 18 tháng và 1 vài trường hợp khác. Để biết rõ hơn mình có nằm trong diện được định cư Mỹ ngắn hạn bằng diện visa B -2 hay không thì bạn cần biết những thông tin bên dưới.

Du lịch Mỹ là một trong những diện định cư Mỹ ngắn hạn
Visa B2 dành cho:
Visa B2 là loại visa không di trú, dành cho các cá nhân mong muốn đến Hoa Kỳ trong thời gian ngắn để du lịch hoặc điều trị bệnh.
Visa B-2 có thể còn được dùng với mục đích nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Thông thường visa Du học chỉ giúp sinh viên tham gia các chương trình học toàn thời gian hoặc đào tạo nghề tại những trường được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS). Nhưng nếu một cá nhân đang du lịch tại Mỹ nhưng lại muốn tham gia một khóa đào tạo ngắn hạn và không vì mục đích bằng cấp, và khóa học này ngắn hơn 18 giờ mỗi tuần, thì họ có thể được phép học theo diện Visa B-2. Một ví dụ đó là nếu một người đang du lịch lại Hoa Kỳ, và trong thời gian đó học muốn học 1 lớp dạy nấu ăn trong 2 ngày vì sự thích thú (không có ý định nhận bằng cấp), thì trường hợp này được phép theo diện visa B-2.
Bạn có thể định cư ngắn hạn nếu tham gia 1 khóa học tại Mỹ
Những ai sẽ cần đến Visa B-2?
  • Các cá nhân muốn đến du lịch tại Mỹ.
  • Các cá nhân muốn thăm bạn bè và người quen tại Mỹ trong thời gian ngắn.
  • Các cá nhân muốn đi Mỹ để chữa trị bệnh.
  • Người nước ngoài đến Mỹ để kết hôn với công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú dân, theo văn phòng lãnh sự quán và USCIS rằng sau khi kết hôn, các cá nhân sẽ phải rời Mỹ một thời gian, mặc dù mục đích cuối cùng là định cư.
  • Vận động viên không chuyên, nghệ sĩ,…sẽ tham gia các hoạt động tương ứng tại Mỹ và không nhận được bất kỳ trợ cấp nào.
  • Các cá nhân đến Mỹ để tham gia các hội nghị được tổ chức bởi các tổ chức xã hội.
    Các cá nhân phụ thuộc của các thành viên người nước ngoài của các lực lượng quân đội Hoa Kỳ được giao nhiệm vụ tại Mỹ.
  • Các cá nhân phụ thuộc của người giữ Visa D hoặc B-1 đi theo, hoặc người phụ thuộc của cá nhân không nhập cư với lý do không thuộc phạm vi phát sinh liên quan. Ví dụ, cha mẹ lớn tuổi của người giữ visa E.
  • Các cá nhân dự định đến Mỹ để nộp đơn xin gia nhập quân đội Hoa Kỳ và hưởng chế độ nhập tịch với các chính sách phúc lợi đặc biệt theo tiêu chuẩn của quân đội Hoa Kỳ
Đi Mỹ để chữa bệnh cũng được cấp quyền tạm trú tại Mỹ
Quy trình nộp đơn xin cấp visa B-2 đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận. Hồ sơ không phạm bất cứ lỗi nào là rất quan trọng trong lần đầu tiên, bởi vì sẽ khó khăn, nếu không kể bất khả thi, trong việc nhận visa B-2 nếu bị đánh trượt hoặc đã từng bị từ chối cấp visa trước đây. Các lỗi trong quá trình nộp đơn xin cấp visa B-2 có thể làm bạn vĩnh viễn không thể xin visa du lịch Hoa Kỳ được.
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:

Tiêu chuẩn để được định cư Mỹ diện du học nghề

Có rất nhiều cách để có thể định cư Mỹ nhưng một trong số đó thì du học chính là con đường được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn. Song song đó du học cũng có rất nhiều loại, và du học nghề là một trong những hình thức dễ dàng nhất để bạn có thể định cư Mỹ.
Nhưng trước khi nghĩ đến việc đặt chân lên đất Mỹ hoa lệ thì bạn cần biết những điều cần thiết sau để có thể hoàn tất hồ sơ du học nghề một cách hoàn hảo nhất.

Định cư Mỹ diện du học nghề
Visa M-1 dành cho sinh viên đăng ký vào các chương trình ngoài học thuật hoặc đào tạo nghề.
Một số ví dụ về chương trình Đào tạo nghề: Cơ khí, Kỹ thuật, các lớp dạy nấu ăn, chương trình ngôn ngữ, đào tạo hàng không hoặc chương trình về thẩm mỹ. Không giống như visa F1, visa M-1 chỉ có thời hạn trong 1 năm.
Sinh viên có thể nộp đơn gia hạn tạm trú tối đa 3 năm. Ngoài ra, người giữ visa M-1 chỉ được phép giảm môn học vì lý do liên quan đến sức khỏe cho tổng thời gian tốt đa là 6 tháng. Trong khi người giữ visa F-1 có thể thoải mái chuyển tiếp đến các trường khác, sinh viên diện M-1 thông thường chỉ được chuyển tiếp trong vòng 6 tháng đầu tiên của chương trình. Tương tự visa F-1, visa M-1 tạo cơ hội cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm làm việc sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên du học có thể được tạm trú tại Mỹ
Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) quy định mỗi sinh viên diện M-1 theo học các chương trình Đào tạo nghề được quyền có 1 tháng làm việc cho mỗi 4 tháng học tập. Ngoài ra, sinh viên tham gia chương trình đào tạo thực hành được phép làm việc tối đa 6 tháng. Điều này có nghĩa là thời gian tối đa của sinh viên có thể lưu lại Mỹ theo diện visa M-1 là 3 năm 6 tháng.
Tuy nhiên, visa M-1 không cho phép sinh viên làm việc trong khi học tập. Bên cạnh đó, visa M-1 cho phép sinh viên có 30 ngày để chuẩn bị rời Hoa Kỳ sau khi hoàn tất việc học.

Sinh viên diện du học nghề không được đi làm thêm
Tiêu chuẩn dành cho Visa du học nghề M-1
  • Sinh viên phải đăng ký vào chương trình Đào tạo nghề hoặc “ngoài học thuật”
  • Trường sinh viên nộp đơn xin nhập học phải được chứng nhận bởi Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS)
  • Sinh viên phải ghi danh vào chương trình toàn thời gian tại trường
  • Trình độ Anh ngữ của sinh phiên phải thông thạo hoặc được nhận vào chương trình dự bị tiếng Anh 
  • Sinh viên phải có nguồn hỗ trợ tài chính đầy đủ trong suốt quá trình học được đề ước tính
  • Sinh viên phải duy trì trường trú bên ngoài nước Mỹ
Cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để được nhập học tại đất Mỹ
Nguồn: Tổng hợp
Xem thêm:

    Những điều bạn cần biết khi du học rồi kết hôn tại Mỹ

    Nếu bạn đã hoàn thành kỳ học ở Mỹ và quyết định ở lại kết hôn và định cư ngay tại Mỹ thì bạn cần biết những thông tin chi tiết dưới đây để có thể chuẩn bị hồ sơ một cách tốt nhất.

    Phỏng vấn visa đi Mỹ để có thể du học một cách hợp pháp
    Thường những người nước ngoài (đương đơn) đi du học, du lịch hoặc sử dụng các loại visa không di dân để nhập cảnh Hoa Kỳ sau đó đăng ký kết hôn với công dân hoặc thường trú nhân Hoa Kỳ được xem là hợp pháp khi hội đủ các điều kiện sau:
    Thời gian cư trú tại Hoa Kỳ còn hạn hợp pháp khi Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) đóng dấu lúc nhập cảnh vào Mỹ (như giấy I-20, I-94…)
    Cả đương đơn và người bảo lãnh đều đang trong tình trạng độc thân và có khả năng tiến đến hôn nhân một cách hợp pháp
    Không thuộc diện cấm kết hôn vì các bệnh truyền nhiễm, tội phạm…
    Sau khi đã đăng ký kết hôn tại Hoa Kỳ, bạn có thể tiến hành thủ tục xin chuyển đổi visa và đăng ký Tình Trạng Thường Trú Nhân (Permanent Resident Status).
    Đăng ký thường trú nhân để có thể tiếp tục ở Mỹ
    Thủ tục xin thẻ xanh bao gồm việc nộp hồ sơ bảo lãnh vợ chồng cho USCIS để xin chuyển đổi visa, lăn tay và buổi phỏng vấn (khoảng sau 30-45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và lâu hay mau còn tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người) với nhân viên của USCIS trước khi bạn được cấp thẻ xanh. Những điều mà bạn và người vợ tương lai cần chuẩn bị là thông tin về cá nhân của nhau; kiến thức về đời sống tại Mỹ cũng như tại Việt Nam và tình hình tài chánh của nhau; và bằng chứng về mối quan hệ vợ chồng đã từng tồn tại trong quá khứ, đang xảy ra trong hiện tại, và sẽ tiếp diễn trong tương lai sau khi hai bạn đã trở thành vợ chồng. Sự chuẩn bị này rất cần thiết và nên được được tổ chức thật cụ thể từng chi tiết để sau này hồ sơ của bạn không bị giới chức chính phủ từ chối vì họ nghi ngờ mối quan hệ và mục đích hôn nhân của bạn là thật và là mong muốn được đoàn tụ có cuộc sống mới tại Mỹ mà không vì mục đích định cư. Để đạt được mục đích đoàn tụ và định cư của mình, bạn cần chuẩn bị những đơn từ sau đây
    Những giấy tờ và đơn từ cần chuẩn bị cho hồ sơ bảo lãnh vợ chồng gồm:
    Đơn (Form) I-130.
    Đơn (Form) G-325A cho bạn và vợ bạn.
    Đơn (Form) G-1145 – yêu cầu USCIS thông báo qua Email.
    Đơn (Form) I-485.
    1 tờ check 420 USD trả cho U.S. Department of Homeland Security.
    Khai sinh của bạn, vợ bạn và bản dịch tiếng Anh có công chứng.
    Bằng chứng về mối quan hệ vợ chồng.
    Giấy ly hôn và bản dịch tiếng Anh, nếu có.
    hình chân dung (5×5) của bạn và vợ bạn, có điền tên và ngày/tháng/năm sinh phía sau.
    Khai sinh của các con và bản dịch tiếng Anh, nếu có.
    Hộ chiếu (passport) của bạn và vợ bạn.
    lá thư xác nhận mối quan hệ vợ chồng của bạn do người thứ ba viết.
    Tại buổi phỏng vấn, bạn phải sẵn sàng để chứng minh rằng mối quan hệ vợ chồng của bạn là sự thật. Thời gian chờ đợi cho hồ sơ xin thẻ xanh tại thời điểm này khoảng từ 3 – 5 tháng. Tuy nhiên, thời gian nhận thẻ xanh lâu hay mau tùy trường hợp của mỗi người, cũng đã từng có những hồ sơ kể từ khi nộp cho đến ngày phỏng vấn xin thẻ xanh phải chờ mất 2 đến 3 năm.
    Cần chuẩn bị hồ sơ đúng và đủ để được định cư tại Mỹ
    Nếu được chấp thuận, USCIS sẽ cấp cho bạn thẻ xanh có thời hạn là 2 năm (thường gọi là thẻ xanh thường trú có điều kiện). Khi bạn có thẻ xanh 2 năm, bạn đã được xem là Thường trú nhân của Mỹ, và khi đó bạn được hưởng đầy đủ các quyền lợi của một Thường trú nhân (khác với quyền lợi của công dân – người có quốc tịch), như được vay hoặc xin tiền học, được cung cấp miễn phí về y tế – sức khỏe, nhà ở (nếu đủ diều kiện), được ra vào nước Mỹ bằng chính thẻ xanh này. Trước 90 ngày khi thẻ xanh 2 năm này hết hạn bạn phải nộp một bộ hồ sơ lên USCIS để xin đổi thẻ xanh 10 năm (thẻ xanh vĩnh viễn). Lúc này bạn sẽ yên tâm hơn vì khi có thẻ xanh 10 năm, bạn được phép nộp đơn xin thi Bằng quốc tịch nếu đến thời điểm này bạn đã kết hôn đủ 3 năm.
    Visa du học thông thường có thời hạn 1 năm cho mỗi lần cấp nhưng sau khi hết hạn 1 năm mình vẫn có thể gia hạn visa để ở lại Hoa Kỳ cho đến khi hoàn tất khóa học ghi trên I-20. Điều đáng chú ý là visa du học chỉ có thời hạn là 1 năm và chỉ có Thư Mời Nhập Học (I-20) mới cho thấy chương trình học của bạn kéo dài 4 năm mà thôi. Do đó, để tránh tình trạng sau khi khóa học kết thúc sau 1-4 năm tùy vào trường học bạn đăng ký, để bạn không phải là cư dân bất hợp pháp, để bạn có thể có thẻ xanh và đạt được mục tiêu, giấc mơ sinh sống tại Hoa Kỳ thì bạn nên cân nhắc thời gian kết hôn với công dân Hoa Kỳ sao cho hợp lý dựa vào những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ phía trên.
    Nguồn: Tổng hợp
    Xem thêm:

    Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017

    Điều kiện bảo lãnh định cư cho cha mẹ

    Một công dân Mỹ có thể bảo lãnh định cư cho cha mẹ. Cha mẹ là quan hệ trực tiếp, visa cho loại bảo lãnh sang Mỹ này thường được cấp ngay. Tuy nhiên để được xét duyệt bạn cần phải thỏa mãn những điều kiện cơ bản dưới đây:
    1. Giấy tờ yêu cầu cho cha mẹ (người được bảo lãnh)
    – Bản sao giấy hôn thú của cha mẹ (nếu đang bảo lãnh cho cha)
    – Khai sinh của bạn
    Cha mẹ bạn cần nộp giấy khai sinh của bạn để chứng minh mối quan hệ huyết thống
    – Giấy xác nhận đổi tên (nếu có)
    – Giấy ly hôm của vợ/chồng (Nếu có)
    2. Giấy tờ yêu cầu cho người bảo lãnh
    – Giấy tờ chứng minh là công dân Mỹ:
    • Bằng quốc tịch
    • Hộ chiếu
    • Khai sinh (nếu sinh tại Mỹ)
     Giấy tờ chứng minh mối quan hệ huyết thống:
    • Giấy khai sinh chứng minh mối quan hệ Cha/con hoặc Mẹ/con
    – Đối với những trường hợp làm khai sinh muộn, cần phải cung cấp những bằng chứng để chứng minh về huyết thống của mình như:
    • Học bạ cũ có tên Cha Mẹ của mình
    • Sổ gia đình công giáo ( nếu người đạo thiên chúa)
    • Hộ khẩu chung có tên cha mẹ và con
    • Giấy rửa tội ( nếu là người đạo thiên chúa )
    • Những hình ảnh chụp chung với Cha Mẹ khi còn nhỏ
    Những hình ảnh chụp chung với Cha Mẹ khi còn nhỏ

    – Bản sao thuế thu nhập gần nhất
    – Bản sao 3 cùi lương gần nhất hoặc giấy phép kinh doanh( nếu làm chủ)
    Xem thêm về: Phỏng vấn Visa đi Mỹ
    3. Bảo trợ tài chính
    Sau khi hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ của cha mẹ bạn được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để cứu xét. Bạn (người bảo lãnh) cần nộp bộ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ của bạn và lên lịch phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ ở Việt nam.
    Bạn phải nộp bộ bảo trợ tài chánh để chứng minh đương đơn có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh nhập cư. Nếu bạn không đáp ứng được yêu cầu này, bạn phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn.

    Các loại Visa định cư Mỹ

    Visa định cư là visa dành cho người dân nước ngoài muốn nhập cư vào Mỹ để sinh sống và làm việc mà không có bất kỳ hạn chế liên quan. Có những loại Visa định cư Mỹ theo những dạng sau đây:
    1. Visa định cư dựa trên việc làm
    Những người lao động nước ngoài có thể nhập cư vào Mỹ vĩnh viễn nhờ Visa định cư theo diện việc làm (Visa EB).
    Khác với visa không định cư, visa định cư theo diện việc làm cho phép các ứng viên có cơ hội nộp đơn xin thường trú hợp pháp tại Mỹ. Sau năm năm trở thành thường trú nhân, các kiều bào nước ngoài có thể nhập quốc tịch Mỹ. Do đó, người lao động nước ngoài và vợ/chồng, con cái của họ có thể được phép sống và làm việc vĩnh viễn tại Mỹ nếu họ đủ điều kiện để có được một trong năm loại visa theo diện việc làm.
    Visa diện việc làm ưu tiên 3 (visa EB-3)

    Năm loại visa theo diện việc làm là visa diện việc làm ưu tiên 1 (visa EB-1), visa diện việc làm ưu tiên 2 (visa EB-2), visa diện việc làm ưu tiên 3 (visa EB-3), visa diện việc làm ưu tiên 4 (visa EB-4), và visa diện việc làm ưu tiên 5 (visa EB-5).
    => Xem thêm về: Bao lanh sang My
    2. Visa định cư dựa trên đầu tư
    Ngoài visa EB-5 đã nói ở trên, còn 1 dạng visa đặc biệt nữa là visa L-1 dành cho các công ty nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ. Đối tượng dành cho chương trình này là các nhà quản lí hoặc giám đốc điều hành có nhu cầu sang Mỹ để thực hiện các vấn đề điều hành và quản lí công ty. Visa này là visa không định cư nhưng sau khi qua Mỹ bạn có thể nhờ luật sư di trú tư vấn chuyển sang diện khác để hợp pháp hóa việc định cư vĩnh viễn của mình.
    3. Visa định cư theo diện đoàn tụ gia đình (FB)
    Nhiều người nhập cư trở thành thường trú nhân của Mỹ bằng cách có được thẻ xanh nhờ sự bảo lãnh của một công dân Mỹ hoặc thành viên gia đình thường trú nhân. Người nhập cư có các thành viên gia đình có quan hệ gần gũi mà là công dân Mỹ được phép nộp đơn xin visa theo diện đoàn tụ gia đình. Các thành viên trong gia đình gồm vợ, chồng, con còn độc thân dưới 21 tuổi, hoặc cha mẹ.
    Visa định cư theo diện đoàn tụ gia đình (FB)
    • IR-1: Vợ của công dân Mỹ
    • IR-2: Con chưa kết hôn dưới 21 tuổi của công dân Mỹ
    • IR-3: Con nuôi của công dân Mỹ (ở nước ngoài)
    • IR-4: Con nuôi của công dân Mỹ (được nhận nuôi ở Mỹ)
    • IR-5: Cha/mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế của công dân Mỹ
    Nếu người nộp đơn xin visa đã cư trú tại Mỹ, thì đơn xin visa gia đình được gửi thông qua sở Công dân và Di trú Mỹ (USCIS).
    Đầu tiên, các thành viên gia đình của công dân Mỹ phải nộp đơn bảo lãnh I-130. Một khi đơn này được sự chấp thuận của USCIS, người nộp đơn phải nộp tiếp đơn I-485 để xin trở thành thường trú nhân. Người nộp đơn phải nộp đơn đăng ký với Bộ Ngoại giao nếu họ không cư trú tại Mỹ. Sau khi I-130 được chấp thuận, đơn sẽ được gửi đến Trung tâm thị thực Quốc gia. Các ứng viên sau đó được yêu cầu tham dự một cuộc phỏng vấn tại Lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ ở đất nước của họ.
    => Xem thêm về: Du lich My tham than nhan
    4. Visa định cư diện ưu tiên gia đình
    Các thành viên thân thích của công dân Mỹ cũng có thể hội đủ điều kiện để trở thành công dân thường trú. Các thành viên được xét duyệt trong diện này là:
    • Family First Preference – Diện ưu tiên gia đình 1 (F-1): Con độc thân của công dân Mỹ.
    • Family Second Preference – Diện ưu tiên gia đình 2 (F-2): Vợ, chồng, con chưa thành niên, chưa có gia đình và dưới 21 tuổi.
    • Family Third Preference – Diện ưu tiên gia đình 3 (F-3): Con đã kết hôn của công dân Mỹ.
    • Family Fourth Preference – Diện ưu tiên gia đình 4 (F-4): Anh chị em của công dân Mỹ
    Không giống như visa định cư diện đoàn tụ gia đình, visa định cư diện ưu tiên gia đình có giới hạn về số lượng hằng năm.  Số lượng visa F-1 được giới hạn ở 23.400 visa, số lượng visa F-2 được giới hạn ở ở 114.200 visa, số lượng visa F-3 được giới hạn ở 23.400 visa, và số lượng visa F-4 được giới hạn ở 65.000 visa.
    Quá trình áp dụng cho các thành viên diện ưu tiên gia đình cũng tương tự như diện đoàn tụ gia đình.
    Trên đây là 4 loại visa định cư Mỹ phổ biến. Chúc các bạn thành công!
    Xem thêm về các chủ đề:

      Các giai đoạn bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ chồng

      Bảo lãnh đi Mỹ định cư theo diện vợ chồng luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Vậy quá trình bảo lãnh gồm những giai doạn nào và nó kéo dài bao lâu? Cùng Toàn Cầu Visa tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

      Bảo lãnh đi Mỹ định cư theo diện vợ chồng
      Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ cho Sở Di Trú Mỹ. Giai đoạn này Sở Di Trú Mỹ chỉ xét duyệt qua giấy tờ nên dễ dàng được chấp thuận. Người bảo lãnh phải nộp mẫu đơn I-130 cho người phối ngẫu. Nếu người phối ngẫu có con riêng thì trong trường hợp này phải nộp mẫu đơn I-130 cho từng người. Ở giai đoàn này, khi không có kinh nghiệm tự điền đơn hoặc không hiểu sâu về luật Di Trú Mỹ dành cho diện bảo lãnh vợ chồng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình xây dựng khối bằng chứng sau này.
      Giai đoạn 2: Hồ sơ sau khi được Sở Di Trú chấp thuận sẽ được chuyển qua cơ quan Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Mỹ (NVC) của Bộ Ngoại Giao Mỹ. Tại đây, người bảo lãnh cần thanh toán phí bảo trợ tài chính và hoàn tất mẫu đơn bảo trợ tài chính I-864 và các giấy thuế các năm, đồng thời tiến hành đóng phí xin visa cho đương đơn. Giai đoạn này, đương đơn ở Việt Nam cần hoàn tất các hồ sơ cần thiết phía Việt Nam của mình. Sau khi hoàn tất xong các thủ tục giấy tờ, NVC sẽ lên danh sách phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.

      Hồ sơ sau khi được Sở Di Trú chấp thuận sẽ được chuyển qua cơ quan Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia Mỹ (NVC) của Bộ Ngoại Giao Mỹ
      Giai đoạn 3: Hồ sơ chuyển từ NVC về Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ.
      Đây là giai đoạn quyết định của 1 bộ hồ sơ định cư Mỹ dành cho diện bảo lãnh vợ chồng. Để thành công cho buổi phỏng vấn với Viên Chức Lãnh Sự Quán, đương đơn cần có sự chuẩn bị đầy đủ về nhiều mặt để có thể thuyết phục Viên Chức Phỏng Vấn Visa về sự chân thật của quan hệ vợ chồng mình. Cuối cùng là đi khám sức khỏe tại các cơ sở theo đúng yêu cầu của Lãnh Sự Quán.
      Giai đoạn quan trọng này hầu hết ứng viên Visa không thể hiểu cách nhìn và đánh giá một hồ sơ diện vợ chồng của viên chức lãnh sự, nên nhiều hồ sơ bị từ chối cấp visa, hoặc bắt buộc bổ túc giấy tờ, có trường hợp bị điều tra và bị treo vô thời hạn. Tất cả vì các lý do cơ bản sau:
      – Người bảo lãnh và đương đơn xin visa thường cho hồ sơ của họ là thật nên chắc chắn sẽ được cấp visa, hoặc chỉ nghe nói có hình ảnh, sổ tiết kiệm ngân hàng, bằng chứng gửi tiền, đi chơi chung v.v là đủ . Việc này rất chủ quan đưa đến một kết quả là quá trình chuẩn bị hồ sơ không kỹ càng. Nhiều trường hợp các cặp đôi yêu nhau trong một thời gian dài đã bị từ chối cấp visa một cách đáng tiếc, trong khi một số trường hợp hôn nhân giả lại thành công Visa.
      – Người bảo lãnh và đương đơn xin visa tự thực hiện hồ sơ từ giai đoạn đầu tới giai đoạn cuối hoặc nhờ văn phòng luật sư ở Mỹ thực hiện. Đến ngày phỏng vấn, đương đơn xin visa không nắm hết được toàn bộ thông tin đã nộp trước đó ở Sở Di Trú và NVC. Lúc phỏng vấn đối diện trực tiếp với Viên Chức Lãnh Sự Quán thì không biết cách trả lời như thế nào cho hợp lý để thuyết phục mối quan hệ là thật. Luật sư hay dịch vụ ở Mỹ thường chỉ làm những thủ tục cơ bản và không có kinh nghiệm thực tế như ở Việt Nam để hỗ trợ khách hàng thành công trong giai đoạn quyết định là phỏng vấn Visa.
      – Viên chức lãnh sự được huấn luyện để hỏi những câu hỏi vừa thăm dò vừa lắc léo để xác minh mối quan hệ giữa người bảo lãnh và đương đơn. Những câu hỏi mà Viên Chức Lãnh Sự Quán khi đặt ra cho đương đơn xin visa có thể là những câu hỏi rất đời thường nhưng nếu không chuẩn bị trước các thông tin về người bảo lãnh thì cũng không trả lời được và họ hoàn toàn có quyền từ chối Visa bất kể đương đơn có bao nhiêu hình ảnh, chứng từ về quan hệ.
      Liên hệ ngay với Toàn Cầu Visa để biết thêm các thông tin về tư vấn định cư Mỹ mà bạn quan tâm nhé.