Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC BẢO LÃNH DIỆN HÔN THÊ/HÔN PHU HAY VỢ/CHỒNG

Hằng năm có rất nhiều người được bảo lãnh sang Mỹ theo diện hôn phu/hôn thê hoặc vợ/chồng, thế nhưng không phải lúc nào hồ sơ bảo lãnh  cũng trở nên dễ dàng, chính vì thế Toàn Cầu Visa xin cung cấp đến bạn những trường hơp không được bảo lãnh  để bạn chuẩn bị hồ sơ và tinh thần cho thật tốt.
Đi Mỹ theo diện bảo lãnh cần những hồ sơ riêng
1/ Những người đã từng làm hôn nhân giả
Theo luật di trú Mỹ, tất cả công dân Mỹ hay thường trú nhân Mỹ mà đã từng tham gia vào việc làm kết hôn giả nhằm để đưa người vào Mỹ  bất hợp pháp có thể sẽ bị cấm bảo lãnh cho vợ chồng hoặc hôn thê hôn phu trong tương lai. Bạn sẽ mất hoàn toàn quyền được đưa người thân đi Mỹ theo diện bảo lãnh hôn nhân.
Làm hôn nhân giả bạn sẽ không thể bảo lãnh vợ/ chồng sang Mỹ
2/ Những trường hợp có thể làm ảnh hưởng cho người được bảo lãnh
Nếu người bảo lãnh đã từng phạm tội hình sự và liên quan đến các vấn đề tình dục trẻ em. Người bảo lãnh có thể bị cấm nộp đơn bảo lãnh cho vợ/chồng và con của họ, vì lý do an toàn cho vợ/chồng và con cái của người được bảo lãnh.
Phải đảm bảo an toàn cho người được bảo lãnh
3/ Chú ý thẻ xanh bảo lãnh vợ / chồng
Nếu người được bảo lãnh qua đến Mỹ có thẻ xanh theo diện vợ/chồng, rồi ly hôn với người đã bảo lãnh. Sau đó người ly hôn lại bảo lãnh cho người khác theo diện vợ/chồng trong vòng 5 năm, viên chức chính phủ  Mỹ sẽ cho rằng cuộc hôn nhân trước đó của người bảo lãnh là giả mạo và người bảo lãnh phải chứng minh rằng hôn nhân trước đó là hôn nhân thật sự.
Ví dụ nếu bạn muốn bảo lãnh vợ sang Mỹ mà không chứng minh được cuộc hôn nhân trước đó là hôn nhân thực sự thì thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ của bạn sẽ bị từ chối.
Nên chú ý nếu bạn là thường trú nhân muốn bảo lãnh vợ/ chồng sang Mỹ
Đó là một số lưu ý mà bạn nên tham khảo để có thể làm giấy tờ đi Mỹ một cách an toàn.
Xem thêm:

MỘT SỐ CĂN BỆNH BỊ CẤM NHẬP CẢNH MỸ

Không có gì chắc chắn rằng người được bảo lãnh sang Mỹ sẽ được cấp visa nhập cảnh vào Mỹ. Mặc dù người được bảo lãnh đi Mỹ có đầy đủ các điều kiện để được bảo lãnh nhưng nếu mắc phải một trong những căn bệnh sau thì sẽ không được nhập cảnh. Đây là những căn bệnh được quy định nếu mắc phải sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ.
Bạn sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ nếu mắc một số căn bệnh nằm trong danh sách cấm nhập cảnh
– Chancroi (Hạ cam)
– Gonorrhea (Bệnh lậu)
– Granuloma inguinale.
– Leprosy, infectious (Bệnh hủi lây nhiễm)
– Lymphogranuloma venereum.
– Syphilis, infectious stage (Bệnh giang mai, thời kỳ truyền nhiễm)
– Tuberculosis (Lao phổi)
Một số lưu ý bạn cần phải biết đó là từ ngày 4/1/2010 bệnh HIV không còn nằm trong danh sách các bệnh bị cấm nhập cảnh, bên cạnh đó căn bệnh viêm gan B hay C không nằm trong danh sách những bệnh truyền nhiễm bị cấm nhập cư vào Mỹ.
Ngoài những căn bệnh trên thì có một số điều khoản mà nếu vi phạm bạn cũng không được nhập cảnh vào Mỹ
Ngoài ra, liên quan đến chuyện nhập cảnh vào Mỹ, bạn cũng không được nhập cảnh hoặc ở lại Mỹ nếu vi phạm một trong những điều dưới đây:
- Rối loạn thể chất hoặc tâm thần có thể gây hại đến những người xung quanh
-Có khả năng trở thành gánh nặng của xã hội ( phụ thuộc vào tiền phúc lợi xã hội)
-Người lạm dụng các chất gây nghiện (Sử dụng hơn 1 lần trong 3 năm gần nhất)
-Từng bị kết án hay buộc tội có những hành vi suy đồi về đạo đức
-Từng bị kết án với nhiều tội danh
-Từng bị kết án với tội danh cụ thể, như hành nghề bán dâm hoặc buôn bán trái phép chất gây nghiện.
-Trong gia đình có người buôn bán ma túy và biết rõ lợi nhuận trái phép thu được trong vòng 5 năm gần nhất
-Từng là gián điệp hoặc có âm mưu phá hoại chính trị
-Là Thành viên đảng chuyên chế ( Đặc biệt là Đảng cộng sản)
-Là thành viên đảng quốc xã hoặc từng tham gia chế độ diệt chủng
-Từng vi phạm luật nhập cư và gian lận nhập cư
-Khai gian để trở thành công dân Mỹ
-Cư trú trái phép ở Mỹ hoặc không xuất trình đúng giấy tờ khi nhập cảnh vào Mỹ
-Từng bị trục xuất khỏi Mỹ
-Đa thê ( cưới nhiều hơn 1 vợ/ chồng trong cùng 1 thời điểm)
-Từng tham gia đường giây bắt cóc trẻ em quốc tế
-Đang hoặc đã xin visa theo diện trao đổi văn hóa J-1 hoặc J-2 mà có ý định ở ngoài nước Mỹ quá 2 năm.
Xem thêm:

LÝ DO SINH VIÊN VIỆT NAM RỚT VISA DU HỌC MỸ

Mỹ luôn là một đất nước hấp dẫn các sinh viên Việt Nam đi du học. Tuy nhiên con đường du học này lại không hề đơn giản. Cùng chúng tôi điểm qua một số lý do cơ bản khiến các sinh viên Việt Nam bị đánh rớt visa du học Mỹ:
Mỹ luôn là một đất nước hấp dẫn các sinh viên Việt Nam đi du học
  1. Chứng minh tài chính không đầy đủ
Khả năng tài chính là một trong những yêu cầu quan trọng quyết định đến kết quả phỏng vấn Visa đi Mỹ du học của bạn. Việc không chứng minh được mối quan hệ giữa bạn với người chi trả chi phí du học hay sổ tiết kiệm không đủ dễ làm cho hồ sơ của bạn bị đánh rớt. Một lỗi rất dễ gặp phải bạn cần chú ý đó là việc quên chuyển đổi tỉ giá. Có thể khi tính bằng tiền Việt bạn đã đủ nhưng khi chuyển sang ngoại tệ, tiền có thể bị sụt giảm vì tỉ giá thay đổi khiến sổ tiết kiệm của bạn bị thiếu. Vì thế để đề phòng bất trắc xảy ra, bạn nên cộng dư trong tài khoản cao hơn số tiền ưu cầu một chút.
Chứng minh tài chính là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả của bạn
  1. Hồ sơ du học
Với việc xin visa đi du học thì hồ sơ du học là vô cùng quan trọng. Nếu thông tin trong hồ sơ không rõ ràng thì visa của bạn bị đánh rớt là không lạ. Ví dụ như bảng điểm chưa công chứng, thành tích học tập không khớp với khai báo, địa chỉ hiện tại và địa chỉ trong hộ khẩu nhầm lẫn… Ngoài ra, bạn cần phải nộp hồ sơ sớm hơn 3 tháng trước khi khóa học bắt đầu, nộp trễ sẽ để lại ấn tượng không tốt với người phỏng vấn.
  1. Trường đăng ký du học
Chương trình học tại Việt Nam có ít điều kiện cho học sinh, sinh viên định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích dẫn đến việc các sinh viên, học sinh chọn trường và ngành không phù hợp với mình mặc dù kết quả học tập rất tốt. Nếu bạn không chứng minh được bản thân phù hợp với ngành và trường đăng kí thì rất khó được cấp visa. Lời khuyên cho bạn là hãy nghiên cứu thật kỹ về ngành học mà bạn đăng ký, lực chọn và cân nhắc với những gì bạn thích và những gì bạn có thể làm được. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu kĩ yêu cầu đầu vào của trường mà bạn đăng ký tại Mỹ.
Bạn cần chứng minh minh phù hợp với ngành nghề mà mình đã chọn
  1. Phỏng vấn không tốt
Trong quá trình phỏng vấn visa đi Mỹ du học luôn có nhiều trường hợp bất ngờ mà bạn không thể lường trước được. Những trường hợp đó khiến bạn lúng túng và mất bình tĩnh. Lời khuyên cho bạn trong những trường hợp đó là không nên vội vàng trả lời khi chưa lấy lại được sự bình tĩnh và tự tin. Hãy nhìn thẳng người phỏng vấn, hít thở thật sâu, đọc kỹ câu hỏi rồi đưa ra câu trả lời khi bạn thực sự sẵn sàng. Bạn có thể trả lời chậm hơn một chút thay vì trả lời nhanh nhưng ấp úng và có thể là trả lời sai. Như vậy lại càng khiến cho bạn thêm mất bình tĩnh, cuộc phỏng vấn lại càng đi đến tồi tệ hơn.
Buổi phỏng vấn sẽ luôn có những điều bất ngờ xảy đến nên bạn cần giữ bình tĩnh
  1. Ngoại ngữ không tốt
Thông thường, để có đủ trình độ du học các nước nói tiếng Anh bạn phải có ít nhất IELTS 5.0 cho các khóa level-A, dự bị đại học còn các khóa sau đại học bạn phải có IELTS ít nhất là 6.0, một điều cần chú ý là cho dù điểm tổng bạn cao nhưng nếu một trong các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết quá kém cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình xin Visa.
Trên đây là 5 lý do cơ bản khiến visa du học Mỹ của bạn có thể bị đánh rớt. Hãy tham khảo để rút ra những kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ cho mình nhé!
Xem thêm:

LỜI KHUYÊN KHI BẠN XIN VISA DU LỊCH MỸ

Với việc xin visa du lịch Mỹ, cho dù bạn có thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để xin visa nhưng  vẫn tồn tại  nguy cơ bị rớt như thường. Hãy tăng độ “may mắn” của bạn lên nhờ vào những lời khuyên dưới đây. Đây là kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ của những người đã xin được visa thành công.
  1. Chuẩn bị hồ sơ xin visa du lịch Mỹ
  • Những giấy tờ cơ bản:
- Hộ chiếu (còn hạn trên 6 tháng)
- 1 hình 5X5 nền trẵng (được chụp trong vòng 6 tháng đổ lại)
- Giấy xác nhận cuộc hẹn tại Lãnh sự quán
- Xác nhận đơn DS-160
- Phiếu đóng tiền cho ngân hàng HSBC hoặc bưu điện
Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng
Hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng
  • Những giấy tờ chứng minh mục đích chuyến đi:
- Thư mời qua Mỹ (thể hiện rõ người mời, mối quan hệ, thời điểm mời,...)
- Nếu người mời chịu chi phí thì cần thêm chứng từ chứng minh thu nhập và đơn I-134
- Kế hoạch chuyến đi (khi nào đi, khi nào về, địa điểm đi, gặp ai, ở đâu, làm gì,…)
- Hình ảnh đã từng đi du lịch (nếu có)
  • Những giấy tờ chứng minh tài chính và những ràng buộc tại Việt Nam:
- Giấy đăng kí kinh doanh, giấy đóng thuế (nếu làm chủ doanh nghiệp - có thêm hình ảnh doanh nghiệp càng tốt)
- Hợp đồng lao dộng, bảng lương 3 tháng gần nhất, namecard, hình ảnh chụp tại văn phòng (nếu là người làm thuê)
- Giấy tờ sơ hữu nhà, đất,… và các tài sản có giá trị để chứng minh sự ràng buộc về tài chính của bạn tại Việt Nam
- Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con, hộ khẩu,…
Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con để chứng minh sự ràng buộc bạn tại Việt Nam
Giấy đăng kí kết hôn, khai sinh của con để chứng minh sự ràng buộc bạn tại Việt Nam
  1. Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn
Ngoài việc bạn phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ thì chuẩn bị cho buổi phỏng vấn visa đi Mỹ cũng rất quan trọng. Đây là bước cuối cùng quyết định bạn có được cấp visa hay không. Để có một buổi phỏng vấn tốt nhất bạn nên:
- Khi phỏng vấn đừng run và cố giữ bình tĩnh trước nhân viên lãnh sự.
- Lắng nghe câu hỏi và trả lời sau khi nhân viên lãnh sự hỏi xong.
- Khi trả lời nhìn thẳng vào nhân viên lãnh sự và trả lời dứt khoát, bình tĩnh.
- Cố gắng nói thật lớn vì mình và họ cách nhau một tấm kính nếu nói nhỏ họ sẽ không nghe được và tạo ấn tượng không tốt hoặc họ sẽ đoán sai ý của mình muốn nói.
 Buổi phỏng vấn là bước quyết định bạn có được cấp visa hay không
Buổi phỏng vấn là bước quyết định bạn có được cấp visa hay không
- Trả lời câu hỏi dứt khoát đi vào trọng tâm câu hỏi và không nói dài dòng.
- Khi trả lời mình có thể bổ sung bằng chứng để chứng minh với họ về câu trả lời của mình( Mặc dù họ không yêu cầu nhưng họ sẽ xem nếu mình cung cấp ). Điều này sẽ thuyết phục họ về việc xin visa của mình.
- Ăn mặc lịch sự, không cần phải như đi tiệc tùng gì đâu. Mình chỉ mặc đồ đơn giản thôi và mặc áo có tay nhé.
  1. Chuẩn bị một số câu hỏi cho buổi phỏng vấn
Bạn nên chuẩn bị trước một số câu hỏi trước buổi phỏng vấn. Hãy tham khảo một số câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn visa đi Mỹ sau:
- Đi Mỹ làm gì? (Gợi ý: du lịch, hội nghị, hội thảo, ...)
- Đi với ai?
- Đi bao lâu?
- Đã đi du lịch nước ngoài bao giờ chưa?
- Bạn cảm thấy ở Mỹ có điểm nào bạn thích để bạn có ý định sang Mỹ?
- Ai trả chi phí và thanh toán cho chuyến đi? (Gợi ý: tự trả, công ty, tổ chức hoặc cá nhân khác, ...)
- Nghề nghiệp, công việc hiện tại?
- Thu nhập bao nhiêu một tháng, một năm?
- Sẽ đi tham quan những chỗ nào? (Gợi ý: LOS ANGELES - LAS VEGAS - WASINGTON DC - NEW YORK)
- Có người thân ở Mỹ không? Quan hệ thế nào? (Gợi ý: Cần phải nhớ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, ...)
- Sẽ liên hệ với ai tại Mỹ?
- Qua đó sẽ ở đâu? (Gợi ý: nhà người thân hoặc theo sự sắp sếp của công ty du lịch, ...)
- Đã từng có ai bảo lãnh định cư chưa?
- Những câu hỏi liên quan đến thân nhân như: vợ, con, gia đình, ngày/tháng/năm sinh?
 Chuẩn bị trước một số câu hỏi giúp bạn trả lời phỏng vấn tốt hơn
Chuẩn bị trước một số câu hỏi giúp bạn trả lời phỏng vấn tốt hơn
Xem thêm:

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP KHI XIN VISA DIỆN HÔN NHÂN

Dù là bạn xin Visa diện gì thì có lẽ buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán chính là yếu tố tiên quyết giúp bạn đậu hay rớt visa. Chính vì vậy nếu bạn đang cần qua Mỹ theo diện vợ/ chồng thì hãy tham khảo ngay những câu hỏi thường gặp nhất trong buổi phỏng vấn xin visa với Lãnh sự quán.
Phỏng vấn thành công bạn mới được bảo lãnh sang Mỹ
Phỏng vấn thành công bạn mới được bảo lãnh sang Mỹ
Để có thể trả lời phỏng vấn một cách suôn sẻ bạn cần thiết phải trang bị cho mình các câu trả lời cho những câu hỏi cơ bản sau:
Các câu hỏi về hôn nhân giữa 2 người:
  1. Hai người quen nhau như thế nào? Có ai giới thiệu không? Họ tên, tuổi, nơi cư ngự của người giới thiệu? Quan hệ như thế nào với hai người? Nếu quen nhau trên mạng, cho biết nick chat, địa chỉ email, và server hai người làm quen.
  2. Hai người bắt đầu liên lạc với nhau khi nào? Bằng phương tiện gì? Gặp nhau lần đầu tiên khi nào? Ở đâu? Gặp nhau bao nhiêu lần? Đi chơi những nơi nào? Hai người hay nói về vấn đề gì khi nói chuyện điện thoại với nhau?
  3. Tỏ tình với nhau khi nào, ai là người tỏ tình trước?
Các câu sẽ xoay quanh quá trình tìm hiểu của 2 bạn
Các câu sẽ xoay quanh quá trình tìm hiểu của 2 bạn
  1. Cầu hôn khi nào, ai là người cầu hôn? Cầu hôn ở đâu bằng phương tiện gì (cầu hôn trực tiếp hay qua điện thoại, thư từ?) Cho biết cụ thể thời gian và địa điểm. Vợ bạn có đồng ý liền hay yêu cầu cho thời gian để suy nghĩ? Khi nào đồng ý?
  2. Tổ chức lễ đính hôn/lễ kết hôn khi nào? Ở đâu? Bao nhiêu người tham dự? Phía gia đình Chồng/ vợ có những ai tham dự không? Đăng ký kết hôn ngày nào? Có đi hưởng tuần trăng mật ở đâu không?
  3. Hai người đã sống chung với nhau chưa? Lúc nào? Sống ở đâu? Lần sau cùng hai người gặp, và sống chung với nhau là thời gian nào?
Các thông tin về mối quan hệ của 2 bạn cần được xác định
Các thông tin về mối quan hệ của 2 bạn cần được xác định
Các câu hỏi riêng về chồng hoặc vợ của bạn:
  1. Chồng/Vợ bạn có Quốc tịch chưa, có khi nào ? Chồng/ vợ bạn về Việt Nam bao nhiêu lần để thăm bạn, kể rõ chi tiết ngày đi ngày về? Về Việt Nam hai người đi chơi ở đâu? Đi với những ai? Có hình ảnh hay có gì làm bằng chứng? Về Việt Nam Chồng/ vợ bạn ở đâu?
  2. Họ tên Chồng/ vợ, tên tiếng Việt, tên tiếng Anh? Ngày, tháng, năm sinh? Nơi sinh? Nguyên quán? Đi Mỹ năm nào? Đi theo diện gì? đi với những ai? Nếu đi vượt biên thì đi qua đảo nào, ở trại tỵ nạn nào, ở đó bao lâu rồi đến Mỹ? Có ai bảo lãnh qua Mỹ hay không, họ tên, tuổi người bảo lãnh. Trước khi đi Mỹ thì ở đâu?
  3. Kể rõ quá trình cư ngụ từ khi qua Mỹ đến nay, ở chung với những ai, tên tuổi những người ở chung, quan hệ như thế nào, làm gì? Địa chỉ, số điện thoại của Chồng/ vợ. Nơi cư ngụ hiện tại là một căn nhà riêng biệt hay chung cư? Nhà thuê hay nhà riêng. Có bao nhiêu phòng? Tên chủ nhà là gì? Thuê nhà bao nhiêu 1 tháng?
Mối quan hệ gia đình cũng là câu hỏi thường gặp ở buổi phỏng vấn
Mối quan hệ gia đình cũng là câu hỏi thường gặp ở buổi phỏng vấn
  1. Gia đình có bao nhiêu Anh chị em? Liệt kê tên tuổi, tình trạng hôn nhân, hiện đang sống ở đâu? Còn đi học hay đi làm? Học lớp mấy, ngành gì, trường nào? Làm gì, ở đâu? Anh. . . Chị . . . là con thứ mấy trong gia đình?
Họ tên, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, địa chỉ cư ngụ của Ba Mẹ, Ba Mẹ còn sống hay đã mất? Nếu mất thì mất năm nào? Vì sao mất?
  1. Tình trạng hôn nhân, Chồng/ vợ đã kết hôn hay sống chung như vợ chồng với ai trước đây chưa? Họ tên tuổi Vợ/ chồng trước. Hai người quen nhau như thế nào? Kết hôn ở đâu? Khi nào? Sống với nhau được bao lâu? Ly thân năm nào? Ly hôn khi nào? Lý do vì sao ly hôn? Bây giờ Vợ/ chồng cũ đã có gia đình mới chưa? đang ở đâu?
  2. Công việc: Chồng/ vợ hiện đang làm gì, tên chỗ làm, địa chỉ, miêu tả chi tiết công việc, làm ở đó được bao lâu? Thu nhập bao nhiêu 1 tháng/tuần/năm? Làm riêng hay làm cho ai? Tên sếp/người quản lý của Chồng/ vợ? Có bao nhiêu người làm? Tên một vài đồng nghiệp làm chung? Trước công việc này thì làm việc gì? Kê khai công việc từ khi qua Mỹ tới giờ. Công việc hiện tại bây giờ như thế nào?
Câu hỏi về công việc cũng được ưu tiên lựa chọn
  1. Chồng/ vợ bạn tốt nghiệp PTTH khi nào? Ở đâu? Có học trường Đại học/Trường dạy nghề nào không? Tên trường, học ngành gì, từ thời gian nào? Sau khi ra trường làm gì?
  2. Sở Thích: Thời gian rảnh Chồng/ vợ bạn thích làm gì?
  • Có thích xem phim hay không, thể loại phim gì thích nhất, bộ phim nào thích nhất, diễn viên nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có thích xem ca nhạc hay không, thể loại nhạc nào thích nhất, bài hát nào thích nhất, ca sĩ nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có chơi thể thao không, môn thể thao nào thích, chơi ở đâu, thường chơi thời gian nào?
  • Có thích xem bóng đá không, đội bóng nào thích nhất, cầu thủ nào thích nhất?
  • Chồng/ vợ bạn có thích nấu ăn không? Món ăn Chồng/ vợ bạn thích là những món gì?
  • Chồng/ vợ bạn thích mặc đồ hiệu gì? Màu gì? Size loại nào?
  1. Vợ/ chồng bạn có bạn thân không? Liệt kê tên tuổi nghề nghiệp nơi ở, tình trạng hôn nhân, quen biết như thế nào, bao lâu?
Bạn cũng nên biết thông tin về những người bạn của chồng/ vợ mình
Bạn cũng nên biết thông tin về những người bạn của chồng/ vợ mình
  1. Thành Phố nơi Chồng/ vợ sống ở Mỹ có đặc điểm nào đặc biệt không (bãi biển, công viên, hay khu vui chơi giải trí nào)? Thành phố đó có bao nhiều mùa? Bây giờ là mùa gì? Khí hậu ở đó như thế nào? Ở đó có khu du lịch nào không?
  2. Anh/ chị có dự định sẽ làm gì khi sang đến Mỹ?
  3. Anh/ chị có người thân ở Mỹ không? Tên tuổi, địa chỉ, đi Mỹ khi nào, đi theo diện gì?
  4. Có ai đồng bảo trợ cho hồ sơ Anh/ chị không? Họ tên, tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, quan hệ như thế nào với Anh/ chị?
  5. Chồng/ vợ bạn trước đây có từng bảo lãnh cho ai chưa? Tên người được bảo lãnh? Bảo lãnh theo diện gì? Năm nào?
  6. Anh/ chị có bao giờ được ai bảo lãnh chưa? Có bao giờ nộp đơn xin visa đi Mỹ lần nào chưa?
Những dự định tương lai của 2 bạn cũng là đề tài cho các câu hỏi
Những dự định tương lai của 2 bạn cũng là đề tài cho các câu hỏi
Đó là một số câu hỏi thường gặp khi bạn tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán, để có thể giúp vợ/ chồng bạn được đi Mỹ theo diện bảo lãnh thì ngoài kiến thức, hiểu biết về nhau các bạn cần chuẩn bị một tinh thần thoải mái, phong thái vui vẻ khi tham gia phỏng vấn.
Đặc biệt để tiết kiệm thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ, bạn có thể liên hệ ngay với Toàn cầu visa để có thêm những hướng dẫn cụ thể. Đến với Toàn cầu Visa chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị thật tốt từ hồ sơ đến vòng phỏng vấn để bạn có thể đi Mỹ một cách dễ dàng hơn.
Xem thêm:

Thứ Ba, 23 tháng 5, 2017

VÌ SAO BỊ TỪ CHỐI XIN GIA HẠN VISA

Gia hạn visa luôn là vấn đề khiến những ai đang định cư tạm thời ở Mỹ phải đau đầu vì chưa hoàn thành xong công việc hay lộ trình học hành mà đã phải đối mặt với việc có thể bị từ chối gia hạn visa và không được chính thức ở lại Mỹ nữa.
Visa-Korean
Gia hạn visa Mỹ
Hãy cùng Toàn Cầu Visa điểm qua một số vấn đề mà mọi người hay mắc phải làm cho việc gia hạn visa trở nên khó khăn:
1/ Bạn có chắc sẽ về lại nước sau khi hết công việc?
Hãy chứng minh cho những người phỏng vấn visa đi Mỹ của bạn rằng bạn sẽ trở về nước ngay sau khi hoàn thành công việc của mình, điều này sẽ giúp bạn có thể gia hạn visa thành công.
Chính vì vậy khi phỏng vấn bạn phải chứng minh được những ràng buộc về trách nhiệm gia đình, công việc, tài chính, học hành,.. để họ thấy bạn chắc chắn phải về Việt Nam sau khi visa hết hạn.
tân sơn nhất2
Cần chắc chắn rằng bạn sẽ trở về Việt Nam khi visa hết hạn
2/ Thông tin của bạn đã chính xác?
Bạn không được để hồ sơ của mình làm mất lòng tin của những người phỏng vấn. Tốt nhất là không nên ở lại Mỹ quá hạn hoặc sử dụng visa Mỹ khác với mục đích ban đầu của visa được cấp.
Ngoài ra bạn cũng cần cung cấp thông tin một cách chân thật để khi phỏng vấn không trả lời sai so với giấy tờ trước đó bạn đã khai. Đừng để những lỗi nhỏ đó làm mất lòng tin của người phỏng vấn và họ có thể đánh rớt bạn bất cứ lúc nào.
visa application form
Thông tin bạn cung cấp phải chính xác
3/ Bạn có đảm bảo tài chính?
Bạn có thể bị đánh rớt nếu không chứng minh được tài chính của mình tại buổi phỏng vấn gia hạn visa. Vì vậy bạn nên cung cấp đầy đủ bằng chứng, các thông tin liên quan đến việc chứng minh vấn đề tài chính hoặc chứng minh mối quan hệ nhân thân với người bảo lãnh qua Mỹ của mình.
C7qq3J_VUAMHsbP
Đảm bảo tài chính của bạn
4/ Bạn đã khắc phục lỗi của đợt phỏng vấn trước?
Nếu bạn thuộc diện phỏng vấn lần 2 cho mục đích gia hạn visa thì nên khắc phục những lỗi lầm, thiếu xót của lần phỏng vấn trước để vì có thể bạn sẽ bị hỏi lại câu hỏi của lần trước và bị đánh rớt nếu nó không được rõ ràng, minh bạch hay không đủ yêu cầu.
Job-interview-758x505
Khắc phục các lỗi của đợt phỏng vấn trước
5/ Thái độ khi phỏng vấn
Nếu bạn có bất kỳ hành động hay câu nói nào thể hiện sự thiếu tự tin, dứt khoát làm cho người đối diện cảm thấy hoài nghi thì chắc chắn bạn đã bị đánh rớt rồi đấy. Vì vậy khi bạn đến phỏng vấn hãy nhớ mang đầy đủ giấy tờ và chuẩn bị tinh thần thật tốt để hoàn thành bài phỏng vấn hoàn hảo.
phong-van-xin-viec-768x492
Khi phỏng vấn cần tự tin
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay cần được tư vấn các thủ tục về visa Mỹ hoặc các diện bảo lãnh sang Mỹ thì hãy liên hệ ngay với Toàn Cầu Visa để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và tìm ra phương án tối ưu nhất để giải quyết hoàn hảo hơn.
Xem thêm:

THỦ TỤC XIN VISA DU LỊCH MỸ

Đi du lịch Mỹ cần những giấy tờ gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra gần đây. Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị là những giấy tờ để phục vụ cho việc xin visa du lịch. Bạn mong muốn đến Mỹ để du lịch hay thăm người thân nhưng việc xin visa làm bạn lo lắng? Nếu bạn tìm hiểu kỹ thủ tục xin visa và thể hiện tốt trong buổi phỏng vấn thì việc được cấp visa sẽ không là vấn đề trở ngại.
visa application form
Những giấy tờ quan trọng mà bạn cần chuẩn bị là những giấy tờ để phục vụ cho việc xin visa du lịch
Đối với trường hợp có người thân đứng ra bảo lãnh tài chính (toàn bộ các chi phí như vé máy bay, chi phí ăn ở, đi lại, phí xin visa, phí bảo hiểm,…), bạn không chỉ phải chuẩn bị các giấy tờ do người thân bên Mỹ gửi về để chứng minh rằng họ có đủ năng lực tài chính để tài trợ cho người ở bên phía Việt Nam mà còn phải chuẩn bị đầy đủ những giầy tờ liên quan đến công việc gia đình, tài sản của mình ở Việt Nam.
Những giấy tờ cần chuẩn bị ở Mỹ bao gồm:
  • Giấy khai thuế năm gần nhất
  • Giấy xác nhận số dư ngân hàng
  • Giấy xác nhận công việc, vị trí,mức lương, thời gian làm việc ( full time hay part time) nếu làm thuê
  • Giấy tờ kinh doanh ( nếu làm chủ)
  • Passport
  • Thẻ xanh/quốc tịch
Xem thêm về chủ đề Du lịch Mỹ cần giấy tờ gì
Đối với trường hợp tự túc về chi phí, bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ từ phía Việt Nam mà không cần chuẩn bị thêm bất cứ giấy tờ gì từ phía bên Mỹ.
du-lich-22
Đối với trường hợp tự túc về chi phí, bạn chỉ cần chuẩn bị những giấy tờ từ phía Việt Nam mà không cần chuẩn bị thêm bất cứ giấy tờ gì từ phía bên Mỹ.
Những giấy tờ cần chuẩn bị ở Việt Nam:
  • Giấy tờ nhà đất
  • Sổ tiết kiệm ngân hàng
  • Giấy xác nhận công việc ( nếu làm thuê)
  • Giấy phép kinh doanh ( nếu làm chủ )
  • CMND
  • Hộ Khẩu
  • 2 hình 5 x 5
  • Passport còn hạn 6 tháng
Bên cạnh đó, để có thể được cấp visa nhanh chóng, bạn cần phải thể hiện sự tự tin, trung thực và tập trung trả lời chính xác các câu hỏi được đưa ra trong buổi phỏng vấn. Hãy thực hiện tốt các yếu tố này để việc xin visa không còn là nỗi lo lắng nữa nhé.
Xem thêm:

NHỮNG QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG KHI CÓ THẺ XANH TRONG TAY

Để có thể sinh sống và hưởng mọi quyền lợi như chính công dân Mỹ, thì người định cư cần phải có thẻ xanh. Đây chính là bằng chứng chứng minh bạn đủ điều kiện để hưởng các quyền lợi từ chính phủ như một công dân Mỹ chính cống. Vậy thẻ xanh là gì? Và khi có thẻ xanh thì bạn nhận được những lợi ích gì?
How-to-Become-a-Permanent-Resident-by-Getting-a-Green-Card-800x482
Thẻ xanh là bằng chứng chứng minh bạn đủ điều kiện để hưởng các quyền lợi từ chính phủ như một công dân Mỹ chính cống
Thẻ xanh là gì?
Khi được bảo lãnh sang Mỹ định cư, để trở thành một công dân Mỹ và hưởng các quyền lợi như công dân Mỹ, bạn cần phải nhập tịch và có thẻ xanh trong tay. Thẻ xanh (Green card) hay còn gọi là thẻ Thường trú nhân) là giấy chứng nhận thường trú hoặc giấy tờ nhập cư cho những người không phải là công dân Mỹ được hưởng chế độ thường trú nhân tại Mỹ.
Có hai loại thẻ xanh Mỹ: thẻ xanh 2 năm ở Mỹ (hay còn gọi là thẻ xanh có điều kiện) và thẻ xanh 10 năm ở Mỹ (hay còn gọi là thẻ xanh vĩnh viễn).
Thẻ xanh 2 năm ở Mỹ có giá trị trong vòng 2 năm với những điều kiện đi kèm. Nếu chủ thẻ không đáp ứng được những điều kiện này, thì họ sẽ không thể đổi thẻ xanh có điều kiện sang thẻ xanh vĩnh viễn, đồng nghĩa với việc họ sẽ không tiếp tục được ở Mỹ với tư cách là một thường trú nhân.
GreenCard
Thẻ xanh 2 năm ở Mỹ có giá trị trong vòng 2 năm
Thẻ xanh 10 năm ở Mỹ được cấp khi chủ thẻ là nhà đầu tư EB5 và người phụ thuộc, người được bảo lãnh diện hôn thê/ vợ chồng đã gỡ bỏ điều kiện của thẻ xanh 2 năm; hoặc chủ thẻ làm việc lâu dài tại Mỹ hoặc được gia đình bảo lãnh. Trong trường hợp chủ thẻ xanh Mỹ chưa vượt qua kỳ thi nhập tịch Mỹ, thì chủ thẻ xanh vĩnh viễn phải tiếp tục gia hạn khi thẻ xanh 10 năm hết hạn, đồng thời phải đảm bảo việc không rời khỏi Mỹ quá 6 tháng/năm.
Xem thêm về chủ đề Phỏng vấn visa đi Mỹ
Quyền lợi khi có thẻ xanh
  • Có thể ở bất kì nơi nào trong 50 bang của Mỹ.
  • Có quyền sở hữu hợp pháp tất cả những gì mà công dân Mỹ có quyền, bao gồm: nhà cửa, xe cộ, súng (tùy vào quy định của mỗi bang).
  • Hầu như không có nguy cơ bị từ chối nhập cảnh bởi một viên chức nhập cư nào tại cửa khẩu, khi xuất nhập cảnh vào Mỹ theo ý muốn.
  • Người có Thẻ xanh có thể xin học bổng tài trợ từ chính quyền cho việc học tập.
  • Miễn học phí từ cấp 1 đến cấp 3 và học phí học Đại học sẽ trả tương đối thấp cho người có Thẻ xanh Mỹ.
  • Có cơ hội làm việc bình đẳng , được ứng tuyển tại bất cứ công ty nào ở Mỹ mà không phân biệt ngành nghề, giờ giấc làm việc (ngoại trừ những công ty đặc biệt, chỉ thuê lao động công dân Hoa Kỳ).
  • Được ứng tuyển vào những vị trí dành riêng cho người định cư hợp pháp hoặc công dân Hoa Kỳ.
  • Tự do mở công ty kinh doanh
  • Người giữ Thẻ xanh có thể bảo lãnh vợ/ chồng và con cái (dưới 21 tuổi, chưa lập gia đình) để cùng có được Thẻ xanh.
  • Nếu người phụ thuộc (vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi, chưa lập gia đình) phụ thuộc Thẻ xanh của một người đăng kí chương trình định cư, dù người đăng kí đó có qua đời hay thất nghiệp thì người phụ thuộc vẫn giữ được Thẻ xanh và duy trì Thẻ xanh vĩnh viễn.
800-giadinh-vietnam-tuvan
Khi có thẻ xanh bạn nhận được rất nhiều quyền lợi từ chính phủ Mỹ
  • Nhận lợi ích an sinh xã hội khi về hưu, nếu người có Thẻ xanh làm việc được 10 năm trước tuổi già.
  • Được quyền truy cập vào hệ thống thông tin an ninh Mỹ, có đủ điều kiện để nhận trợ cấp từ Chính phủ và miễn giảm các hạn chế cho xuất khẩu.
  • Được hưởng tất cả các quyền lợi theo đạo luật Hoa Kỳ, trừ quyền bầu cử (chỉ dành riêng cho công dân Mỹ).
  • Người có Thẻ xanh không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của luật nhập cư được ban hành sau đó.
  • Người có Thẻ xanh được hưởng các chính sách lãi suất thấp để vay tiền mua nhà, xe hoặc các tài sản khác.
  • Được cấp giấy phép chuyên môn dành cho bảo hiểm, bất động sản... ở những Bang đòi hỏi điều kiện có Thẻ xanh.
  • Được quyền đăng kí để thi nhập quốc tịch Mỹ. Nếu không nhập quốc tịch Mỹ thì vẫn có quyền làm thường trú nhân vĩnh viễn, được giữ 2 quốc tịch song song cùng nhau.
  • Được mua bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe ở nhiều công ty bảo hiểm Mỹ, được tài trợ khám sức khỏe hay điều trị miễn phí từ Chính phủ nếu thuộc diện nghèo.
  • Nếu người giữ Thẻ xanh đông con và có thu nhập thấp, Chính phủ sẽ hỗ trợ tiền ăn cho các con của người đó.
  • Miễn xin thị thực đến các nước Canada, Mexico, Anh, Pháp, Bahamas...
  • Được tự do tham gia hoặc cống hiến cho các cuộc vận động chính trị của tiểu bang hoặc liên bang mà chỉ người có Thẻ xanh mới được quyền thực hiện.
Xem thêm: