Thứ Sáu, 26 tháng 8, 2016

BẠN TRAI BẢO LÃNH BẠN GÁI ĐI MỸ

Hỏi:
Tôi có hộ khẩu cư trú ở Huế. Bạn trai tôi ở Mỹ, dự định cuối năm nay chúng tôi cưới nhau. Vậy:
  • Làm sao bạn trai tôi bảo lãnh cho tôi qua Mỹ để sống với anh ấy?
  • Anh ấy có cần phải chứng minh khả năng tài chính để bảo lãnh tôi không?
  • Tôi có thể phỏng vấn ở Hà Nội được không? Và thời gian chờ bảo lãnh qua Mỹ theo diện vợ chồng là bao lâu?
Bảo lãnh bạn gái đi Mỹ
Đáp:
1. Tùy vào tình trạng cư trú của bạn trai, hồ sơ bạn sẽ có những trường hợp sau:
Nếu bạn trai bạn là công dân Hoa Kỳ, anh ấy có thể mở hồ sơ bảo lãnh cho bạn theo:
  • Diện vợ/chồng (CR-1 hoặc IR-1: tuỳ thuộc vào thời gian kết hôn trước ngày phỏng vấn): Để bắt đầu tiến trình hồ sơ, anh ấy phải hoàn tất đơn I-130.
  • Diện hôn thê/hôn phu (K-1). Để bắt đầu tiến trình hồ sơ, anh ấy phải hoàn tất đơn I-129F.
Hai loại visa này không giới hạn số lượng được cấp hàng năm. Vì thế hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ của bạn sẽ được giải quyết ngay sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp thuận.
Nếu bạn trai của bạn là thường trú nhân tại Hoa Kỳ (LPR), anh ấy chỉ có thể bảo lãnh cho bạn theo diện vợ của Thường trú nhân (F-2A). Do vậy, hai bạn phải đăng ký kết hôn tại Việt Nam.
Visa F2A là loại visa có giới hạn số lượng cấp hàng năm. Do vậy, hồ sơ bảo lãnh của bạn phải chờ đợi đến lượt giải quyết và mất khoản 2 năm đến 5 năm. Có một số thời điểm, loại visa này chỉ mất khoản 1 năm.
2. Theo Luật di trú Mỹ, người bảo lãnh cho vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu cần phải hoàn tất bộ bảo trợ tài chính để chứng minh cho chính phủ Mỹ thấy rằng đương đơn được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu theo quy định của chính phủ. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ.
3. Tất cả hồ sơ liên quan đến visa định cư Mỹ, buổi phỏng vấn phải diễn ra ở Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam, do đó, bạn phải phỏng vấn tại TpHCM.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

KHÔNG THU NHẬP CÓ BẢO LÃNH VỢ ĐƯỢC KHÔNG?

Hỏi :
Tôi định cư Mỹ đã hơn 20 năm và đã có quốc tịch. Cách đây 3 năm tôi có cưới một người vợ ở Việt Nam, khi tôi chuẩn bị mở hồ sơ bảo lãnh qua Mỹ cho cô ấy thì tôi bị tai nạn và mất khả lao động, do vậy không có nguồn thu nhập. Vậy tôi có thể mở hồ sơ bảo lãnh vợ sang Mỹ được không?
Bạn tôi có thể làm người đồng bảo trợ không? Nếu bạn tôi đồng ý làm người đồng bảo trợ cho tôi thì trách nhiệm của bạn tôi đối với người được bảo lãnh sẽ kéo dài trong bao lâu?
Bảo trợ tài chính là bước bắt buộc đối với hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ
Bảo trợ tài chính là bắt buộc đối với mọi hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ 
Đáp :
Theo Luật di trú Mỹ, anh là công dân Mỹ và anh vẫn đủ điều kiện để mở hồ sơ bảo lãnh cho vợ anh từ Việt Nam sang Mỹ đoàn tụ cho dù hiện tại anh không có nguồn thu nhập.
Khi hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng của anh đến giai đoạn xử lý tại Trung tâm chiếu kháng quốc gia (NVC) thì phía NVC sẽ yêu cầu anh làm Bộ bảo trợ tài chính.
Trường hợp anh không có nguồn thu nhập thì có thể tìm người đồng bảo trợ - người này có thể là người thân hoặc bạn bè.
Bên cạnh đó, anh cũng phải chứng minh thêm là vợ anh sau khi qua Mỹ phải có đủ sức lao động để tránh nguy cơ là gánh nặng tài chính của nước Mỹ.
Về trách nhiệm của người đồng bảo trợ:
Theo các quy định về bảo trợ tài chính trong Luật di trú Mỹ, nghĩa vụ của người đổng bảo trợ tài chính sẽ hết hạn khi người được bảo lãnh rơi vào các trường hợp sau:
  • Người được bảo lãnh có quốc tịch Mỹ.
  • Người được bảo lãnh đã đi làm và đóng thuế đầy đủ 40 quý (tương đơng 10 năm).
  • Người được bảo lãnh qua đời.
  • Người được bảo lãnh bị trục xuất khỏi Mỹ hoặc tự ý bỏ quyền công dân Mỹ của mình.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

LÃNH SỰ QUÁN MỸ YÊU CẦU BỔ SUNG HỒ SƠ SAU BUỔI PHỎNG VẤN

Sau mỗi buổi phỏng vấn visa định cư Mỹ diện vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu, việc đương đơn bị viên chức Lãnh sự yêu cầu bổ sung có thể nói là sự ám ảnh của của nhiều đương đơn và người bảo lãnh.
Nếu đương đơn không biết cách tiến hành các thủ tục bổ sung thì khả năng bị từ chối cấp visa định cư Mỹ là khá cao. Do vậy, khi rơi vào trường hợp này, đương đơn và người bảo lãnh nên bình tĩnh suy xét lại những chi tiết liên quan đến mối quan hệ của mình nhằm cung cấp lại những bằng chứng và thông tin một cách nhất quán và thuyết phục nhất có thể để hoàn thành thủ tục bảo lãnh qua Mỹ.
Hồ sơ chị Ngân là một hồ sơ bị Lãnh sự quán yêu cầu bổ sung sau khi phỏng vấn. Chúng tôi sẽ phân tích hồ sơ này để các đương đơn phía Việt Nam có cùng hoàn cảnh hiểu rõ hơn về việc bổ sung sau buổi phỏng vấn ở Lãnh sự.
Chị Ngân được người người chồng thứ hai của mình bảo lãnh sang Mỹ theo diện vợ/chồng (Chồng bảo lảnh. Chồng chị nhờ đến một dịch vụ ở Mỹ tiến hành hồ sơ. Thực sự, dịch vụ đó chỉ tiến hành điền đơn cho chị chứ không quan tâm đến các chi tiết của hồ sơ cũng như sự phức tạp trong mối quan hệ của vợ chồng chị.
Đến ngày phỏng vấn, chị Ngân đã không thể trả lời tốt các nội dung được hỏi và những bằng chứng chị đưa ra rất lộn xộn và không thuyết phục.
Chị đã rất hoang mang khi bị viên chức phỏng vấn yêu cầu bổ sung hồ sơ.
Đến với Toàn Cầu Visa, chị Ngân hết sức lo lắng và không biết phải bắt đầu từ đâu.
Để tăng khả năng đạt visa cho hồ sơ này, chúng tôi đã bắt tay để nghiên cứu lại tất cả những yếu tố liên quan đến mối quan hệ hiện tại của chị với chồng. Điểm lại, chúng tôi nhận thấy một số điểm yếu “chết người” khiến cho chị Ngân không được cấp visa định cư Mỹ trong lần phỏng vấn đầu tiên.
  • Chồng chị Ngân chỉ mới về Việt Nam duy nhất một lần vào năm 2013.
  • Cả hai vợ chồng có rất ít hình ảnh chụp chung.
  • Khi trả lời phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ, chị Ngân trả lời sai thông tin người giới thiệu.
  • Khi bị yêu cầu bổ sung thì chồng chị không thể cung cấp những thông tin, bằng chứng như yêu cầu của Lãnh sự.
Sau nhiều lần trò chuyện và điều tra các tình tiết liên quan đến mối quan hệ, chúng tôi đã giúp chị:
  • Hoàn thiện bảng tường trình mối quan hệ một cách thuyết phục.
  • Bên cạnh đó là việc sắp xếp lại tất cả các bẳng chứng theo các cột mốc thời gian,và
  • Hướng dẫn chị cách giải thích chi tiết cho các bằng chứng đó.
Khi chị Ngân đến Lãnh sự quán Mỹ để bổ sung hồ sơ, chị được viên chức Lãnh sự tiếp nhận hồ sơ đồng ý cấp visa sau khi người này xem qua Bảng tường trình mối quan hệ và các bằng chứng đã được sắp xếp và giải thích lại cho phù hợp với diễn biến mối quan hệ của chị và chồng.
Visa định cư Mỹ diện vợ chồng sau khi bị bổ sung
Visa định cư Mỹ của chị Ngân được cấp sau khi bổ sung hồ sơ
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

3 THẮC MẮC Ở GIAI ĐOẠN NVC CỦA HỒ SƠ BẢO LÃNH ĐI MỸ

1. Hồ sơ đến National Visa Center – Trung tâm Chiếu kháng quốc gia (NVC), tôi phải làm gì?
Hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ có thể được lưu giữ tại NVC trong vòng nhiều tháng hay nhiều năm tùy theo diện bảo lãnh và tùy theo quốc gia của đương đơn xin visa.
Với hồ sơ định cư Mỹ diện vợ/chồng: Sau khi duyệt xét xong hồ sơ của bạn, NVC sẽ lên lịch phỏng vấn và gửi thư báo ngày phỏng vấn cho bạn. Đồng thời, National Visa Center cũng sẽ chuyển hồ sơ của bạn cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM.
Với hồ sơ định cư Mỹ diện hôn thê/hôn phu: NVC sẽ lưu giữ hồ sơ bạn khoảng 2 tuần và chuyển về Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tp.HCM.
Người bảo lãnh cần chuẩn bị  những giấy tờ cơ bản nhất cho Bộ bảo trợ tài chính:
  • Hoàn tất Form I-864.
  • Copy Bằng quốc tịch.
  • Copy W-2 năm gần nhất.
  • Copy Giấy thuế năm gần nhất.
  • Xác nhận việc làm.
Người được bảo lãnh cần chuẩn bị một số giấy tờ cơ bản như:
  • Giấy khai sinh.
  • Giấy đăng ký kết hôn.
  • Passport (bản sao công chứng).
  • Lý lịch tư pháp số 2.
  • 2 tấm hình 5×5 nền trắng.
  • Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu có )
  • Giấy đồng ý cho con đi theo mẹ/cha (nếu có con dưới 18 tuổi đi cùng trong hồ sơ mà cha mẹ đã ly hôn).
thắc mắc giai đoạn nvc
2. Tôi được chồng bảo lãnh đi Mỹ, nhưng chồng của tôi hiện đang thất nghiệp. Vậy, anh ấy có cần phải nộp mẫu bảo trợ tài chính I-864 không?
Có. Trong trường hợp chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ hoặc vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ, tất cả người bảo lãnh phải chấp nhận trách nhiệm pháp lý về việc hỗ trợ tài chính cho những thành viên gia đình mà họ bảo lãnh một khi những người này đến Mỹ. Người bảo lãnh chấp nhận trách nhiệm này và trở thành người bảo trợ cho những người được bảo lãnh bằng cách điền và ký tên trên mẫu bảo trợ tài chính I-864 với visa diện vợ/chồng hay I-134 với visa diện hôn thê/hôn phu.
Nếu người bảo lãnh không hội đủ điều kiện tài chính cần thiết theo quy định hàng năm của chính phủ Hoa Kỳ để làm người bảo trợ duy nhất, họ có thể nhờ người thân hay bạn bè làm người đồng bảo trợ. Những người đồng bảo trợ này cũng phải nộp mẫu bảo trợ tài chính.
3. Tôi đang sống dựa trên trợ cấp xã hội. Tôi có thể bảo lãnh người thân của tôi không?
Với tư cách người bảo lãnh, bạn cần phải nộp mẫu I-864 cho dù hiện tại bạn không có lợi tức nào cả. Trợ cấp xã hội của bạn có thể tính vào lợi tức của bạn. Nếu bạn không hội đủ điều kiện tài chính thì bạn có thể nhờ người thân hay bạn bè của bạn làm người đồng bảo trợ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Một số bài viết liên quan:

4 THẮC MẮC THƯỜNG GẶP VỚI HỒ SƠ BẢO LÃNH ĐI MỸ DIỆN VỢ CHỒNG

Mỗi ngày, Toàn cầu VISA nhận được hàng chục cuộc gọi nhờ tư vấn bảo lãnh định cư Mỹ diện Vợ/ chồng, Hôn phu/ hôn thê. Thực trạng LSQ xiết chặt Định cư Mỹ diện vợ chồng nhằm tránh tình trạng kết hôn giả những năm gần đây. Vậy nên cần chuẩn bị thật tốt hồ sơ bão lãnh qua Mỹ và phỏng vấn, nếu không bạn sẽ gặp ngay những cái lắc đầu từ chối của nhân viên LSQ. 
Theo kinh nghiệm cho thấy diện Vợ/chồng, Hôn phu/ hôn thê thương gặp 4 thắc mắc sau trong hồ sơ bảo lãnh sang Mỹ:
1. Hồ sơ bảo lãnh diện vợ/ chồng đi Mỹ của tôi đã được Sở di trú Hoa Kỳ chấp thuận. Tôi phải làm gì tiếp theo?
Sau khi Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS) chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển đơn bảo lãnh được chấp thuận cho National Visa Center (NVC). Thời điểm này:
  • Người bảo lãnh cần phải chuẩn bị giấy tờ liên quan đến tài chính, công việc, thu nhập để hoàn tất bộ Bảo trợ tìa chính.
  • Người được bảo lãnh cần chuẩn bị cung cấp thêm một số giấy tờ cơ bản như:
    • Giấy khai sinh
    • Giấy đăng ký kết hôn
    • Passport (bản sao công chứng)
    • Lý lịch tư pháp số 2
    • 2 tấm hình 5×5 nền trắng
    • Bản sao giấy chứng tử của vợ/chồng (nếu có )
    • Giấy đồng ý cho con đi theo mẹ/cha (nếu có con dưới 18 tuổi đi cùng trong hồ sơ mà cha mẹ đã ly hôn).
2. Tôi có thể đi du lịch ở Mỹ trong thời gian đơn xin visa định cư Mỹ của tôi đang được xử lý không?
Bạn có thể đi du lịch Mỹ nếu như  bạn có thể hội đủ điều kiện để xin visa du lịch Mỹ, tức là bạn phải chứng minh cho viên chức Lãnh sự thấy rằng:
  • Bạn đi du lịch và chắc chắn sẽ quay về chứ không.
  • Bạn không có ý định định cư ở Mỹ cho đến sau khi hoàn tất tiến trình visa định cư.
Vì thế khá khó để chứng minh cho viên chức Lãnh sự tin được.
3. Bạn trai của tôi đã nộp đơn bảo lãnh đi Mỹ cho tôi diện hôn thê/hôn phu. Con riêng của tôi có thể đi cùng tôi qua Mỹ không?
  • Nếu con của bạn còn độc thân và dưới 21 tuổi thì có thể đi kèm theo hồ sơ bảo lãnh của bạn.
4. Tôi đã đính hôn với một công dân Mỹ và dự định sẽ qua Mỹ định cư. Tôi phải làm gì?
  • Nếu hai người dự định sẽ kết hôn ở Mỹ thì hôn phu của bạn phải mở hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê/hôn phu (Chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ hoặc Vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ) (Hồ sơ Visa K-1). Với diện bảo lãnh này, hôn phu của bạn phải nộp đơn I-129F cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
  • Sau khi USCIS chấp thuận đơn bảo lãnh, USCIS sẽ chuyển hồ sơ về NVC, sau đó hồ sơ sẽ đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TpHCM.
  • Về cơ bản, visa diện hôn phu/ hôn thê cho phép bạn nhập cảnh vào Mỹ để kết hôn. Bạn phải tiến hành đăng ký kết hôn trong vòng 90 ngày sau khi đến Mỹ.
  • Sau khi kết hôn xong, bạn phải nộp đơn cho USCIS để xin thay đổi tình trạng cư trú của mình. Trong thời gian này, bạn không được rời khỏi Mỹ cho đến khi hoàn tất tiến trình định cư Mỹ và được chấp nhận cấp Thẻ Xanh thường trú tại Hoa Kỳ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)

Một số bài viết liên quan:

NGƯỜI BẢO LÃNH KHÔNG ĐỦ TÀI CHÍNH VÀ CHÊNH LỆCH TUỔI – YẾU TỐ NÀO QUAN TRỌNG HƠN?

“Tôi 28 tuổi và có một con trai 3 tuổi. Sau đó tôi ly hôn. Cách đây hơn 2 năm, tôi có quen và làm lễ đính hôn với một Việt kiều Mỹ. Anh năm nay đã 64 tuổi. Vì lý do công việc nên đến nay anh ấy mới thu xếp để bảo lãnh tôi sang Mỹ đoàn tụ. Nhưng tôi đang lo lắng vì chồng tôi đã về hưu nên thu nhập không cao. Vậy anh ấy có thể bảo lãnh mẹ con tôi được hay không?”
di-tru-my-dien-con-nuoi(1)
Câu hỏi trên là một trong những lo âu thường gặp của những cá nhân đang có ý định bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ/chồng hoặc hôn thê/hôn phu.
Để làm rõ câu hỏi, bạn cần biết được bản chất của việc cấp hoặc từ chối visa định cư Mỹ diện vợ/chồng, hôn thê/hôn phu là: căn cứ trên mối quan hệ thực sự giữa đương đơn và ngưởi bảo lãnh. Cả hai phải chứng minh được tình yêu đích thực, mối quan hệ đích thực chứ không vụ lợi, không vì mục đích định cư.
Như vậy, đối với hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ thì sự thật mối quan hệ là quan trọng nhất !
Tuy nhiên, Khi bảo lãnh sang Mỹ sẽ có một yêu cầu về tài chính đối với người bảo lãnh nhằm cam kết với chính phủ Mỹ không để người được bảo lãnh trở thành gánh nặng về tài chính cho xã hội Mỹ.
Trong trường hợp người chồng về hưu và thu nhập khai thuế không đáp ứng được quy định của chính phủ về mức tối thiểu để bảo lãnh đi Mỹ thì bắt buộc phải nhờ người đồng bảo trợ về tài chính, người đồng bảo trợ này có thể là thân nhân hoặc bạn bè của người bảo lãnh.
Tuy nhiên, hồ sơ này không chỉ có khó khăn về mặt tài chính. Đôi khi người bảo lãnh và đương đơn không có kinh nghiệm và thiếu sự am hiểu về Luật di trú nên chạy theo giải quyết vấn đề liên quan đến tài chính trong khi khó khăn thực sự ở đây chính là chứng minh sự thật mối quan hệ.
Người bảo lãnh và đương đơn chênh lệch tuổi quá lớn là một trở ngại trong việc chứng minh mối quan hệ. Vì theo logic thông thường, những người chênh lệch tuổi và sống ở hai xã hội khác nhau thì sẽ có sự khác nhau về quan điểm sống, về cách thể hiện tình cảm, về sự hòa hợp, khó chia sẽ cùng nhau,… nếu sự chuẩn bị không kỹ trong cách xây dựng bằng chứng và cách trả lời phỏng vấn thì sẽ dẫn đến sự nghi ngờ sự thật mối quan hệ của viên chức Lãnh sự.
Do vậy, khi triển khai một hồ sơ định cư Mỹ diện vợ/chông hay hôn thê/hôn phu thì việc khắc phục đúng trọng tâm điểm yếu là cực kỳ quan trọng.
Những ai chuẩn bị triển khai hồ sơ định cư cần xác định rõ điểm yếu của hồ sơ để xây dựng phương án khắc phục hiệu quả.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

BẢO LÃNH VỢ ĐI MỸ: 11 LOẠI GIẤY TỜ CẦN MANG THEO KHI ĐI PHỎNG VẤN TẠI LSQ MỸ

Chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ đoàn tụ, hôn nhân của họ là thật, tình yêu của họ là thật. Thế nhưng, những sự lo lắng, e ngại và tâm lý không ổn định trong quá trình chuẩn bị hồ sơ luôn luôn là trở ngại và là một trong những nguyên nhân làm giảm xác suất được cấp visa định cư cho đương đơn.
Để vượt qua được vòng phỏng vấn bảo lãnh định cư Mỹ một cách nhẹ nhàng thì sự chuẩn bị từ ban đầu là rất cần thiết. Điểm đặc biệt quan trọng của hồ sơ, thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ chính là việc chứng minh mối quan hệ. Cần phải chứng minh cho viên chức lãnh sự thấy rằng tình yêu của bạn là thật và không vì mục đích định cư.
Do vậy, người được bảo lãnh cần phải nắm vững các yếu tố sau:
  • Thông tin cá nhân, thông tin tài chính, thông tin mối quan hệ
  • Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ, bằng chứng và sắp xếp hợp lý theo từng mục: cá nhân, tài chính, mối quan hệ.
Dưới đây là 11 loại giấy tờ quan trọng cần phải mang đi phỏng vấn
  1. Bốn tấm hình tiêu chuẩn visa Mỹ: 5x5cm, nền trắng.
  2. Chứng minh nhân dân
  3. Hộ khẩu thường trú
  4. Khai sinh của người bảo lãnh và người được bảo lãnh
  5. Giấy Đăng ký kết hôn
  6. Đơn DS-260
  7. Thư mời phỏng vấn
  8. Bản lý lịch tư pháp số 2
  9. Hộ chiếu của người được bảo lãnh
  10. Hồ sơ bảo trợ tài chính
  11. Bằng chứng về mối quan hệ
11_loai_giay_to_mang_theo_phong_van
Thật cẩn thận về giấy tờ khi đi phỏng vấn tại LSQ Mỹ
Lưu ý rằng:
  • Giấy tờ mang theo gồm 1 bản gốc và 1 bản sao.
  • Về bằng chứng của mối quan hệ: cần phải sắp xếp theo trình tự các cột mốc thời gian: khi bắt đầu gặp nhau, tiến triển mối quan hệ, kết hôn, đời sống sau khi kết hôn,…. Đi kèm với những mốc thời gian là những bằng chứng như hình ảnh, thư từ, hóa đơn điện thoại, quà tặng, email,…và quan trọng là sự giải thích cho những bằng chứng đó phải đáng tin cậy và thuyết phục.
Việc phỏng vấn có thành công hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, ngoài sự chuẩn bị giấy tờ đầy đủ thì tâm lý trước khi đi phỏng vấn cũng ảnh hưởng một phần không nhỏ trong việc được cấp hay từ chối visa.
Vậy phải chuẩn bị tâm lý khi đi phỏng vấn và cách trả lời câu hỏi của viên chức lãnh sự như thế nào?
Với khách hàng của Toàn Cầu Visa, ngoài việc hướng dẫn rất chi tiết việc chuẩn bị bằng chứng, thông tin và sắp xếp hồ sơ hợp lý, chúng tôi còn luyện phỏng vấn cho khách hàng.
Khách hàng sẽ có được cảm giác giống như khi tham gia phỏng vấn tại LSQ. Và từ cách trả lời của bạn, chúng tôi sẽ nhận biết được những điểm yếu của từng trường hợp, đó là cơ sở để hướng dẫn bạn cách khắc phục và cách trả lời sao cho nội dung trả lời đáp ứng được sự mong đợi của viên chức LSQ.
Việc chuẩn bị chi tiết và kỹ càng như vậy, sẽ giúp bạn ổn định tâm lý khi đi phỏng vấn.
Luyện phỏng vấn là giai đoạn cam go nhất trong các giai đoạn triển khai hồ sơ, nếu mối quan hệ của bạn là thật và bạn thực hiện theo các hướng dẫn của chúng tôi thì việc đạt được visa định cư Mỹ là hoàn toàn nằm trong tầm tay.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

5 LƯU Ý CHO HỒ SƠ BẢO LÃNH DIỆN VỢ CHỒNG ĐI MỸ

Hỏi:
Tôi đã đăng ký kết hôn với chồng tôi được 2 năm. Anh ấy là người Mỹ. Do trước đây công việc tôi chưa thể rời Việt Nam để đoàn tụ với chồng được. Đến nay, mọi công việc tôi đã thu xếp xong, và muốn hai vợ chồng ở bên nhau, nên chúng tôi quyết định mở hồ sơ đi Mỹ theo diện bảo lãnh vợ chồng. Xin cho hỏi, trình tự hồ sơ, bảo lãnh vợ sang Mỹ mất bao lâu mới xong và cần phải chuẩn bị những gì để hồ sơ diễn biến thuận lợi và nhanh chóng?
lưu ý cho hồ sơ bảo lãnh
Chuẩn bị tốt để hồ sơ bảo lãnh thành công mỹ mãn
Đáp:
Trường hợp của bạn cần chú ý đến những yếu tố sau:
1. Chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ để hai vợ chồng có thể sớm đoàn tụ.Thời gian bảo lãnh thông thường khoảng 1 năm.
2. Chuẩn bị: bắt đầu từ khi hai vợ chồng mới quen nhau. Bạn cần có thông tin, kiến thức và bằng chứng xác nhận mối quan hệ của mình từ ngày đầu gặp nhau và hai người quen nhau là vì tình yêu thực sự chứ không vì mục đích định cư. Những thông tin, kiến thức và bằng chứng về mối quan hệ vợ chồng của bạn cần được duy trì đều đặn theo thời gian và phải thực sự đáng tin cậy.
3. Tiến trình hồ sơ bảo lãnh vợ chồng đi Mỹ của bạn là:
Bạn sẽ nộp bộ đơn bảo lãnh cho USCIS gồm:
  • Đơn bảo lãnh,
  • Bằng chứng mối quan hệ,
  • Bằng chứng của những hôn nhân trước (nếu có),
  • Và, lệ phí duyệt hồ sơ là 420 USD.
Sau khi USCIS nhận được, kiểm tra và chấp thuận hồ sơ bảo lãnh của bạn: USCIS sẽ chuyển hồ sơ đến NVC để xét hồ sơ xem người bảo lãnh có đủ tài chính, bạn có từng phạm pháp, và bạn sẽ đóng thêm 120 USD & 325 USD lệ phí kiểm tra an ninh và xét duyệt phỏng vấn visa.
Nếu hồ sơ của bạn không có vấn đề gì thì một thời gian ngắn sau NVC đặt lịch phỏng vấn cho bạn và sẽ chuyển hồ sơ về LSQ tại Việt Nam.
4. Tuy nhiên, trên thực tế thì có quá nhiều hồ sơ giả từ Việt Nam nên LSQ sẽ tìm những điểm yếu hồ sơ của đương đơn để từ chối hoặc yêu cầu bổ sung. Do vậy, cần phải chuẩn bị thật tốt những thông tin về cá nhân mình, kiến thức về đời sống của người bảo lãnh cũng như đương đơn, bằng chứng về mối quan hệ, cách sắp xếp hồ sơ, và tâm lý đối đầu với LSQ khi đương đơn (và người bảo lãnh) đi phỏng vấn.
5. Bạn có thể trả lời những câu hỏi dưới đây mà Toàn Cầu Visa gợi ý để đánh giá xem hồ sơ của bạn như thế nào:
  • Bạn có thể chứng minh mối quan hệ giữa bạn và người bảo lãnh thực sự là thật?
  • Bạn có biết cách sắp xếp các bằng chứng của mình sao cho hợp lý để trình bày hiệu quả trước viên chức lãnh sự quán.
  • Bạn có thực sự lường trước hết những câu hỏi mà viên chức LSQ có thể hỏi bạn khi phỏng vấn không?
Chúc bạn sớm lấy được visa để được nhập cảnh Hoa Kỳ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

LÀM SAO ĐỂ CON XUẤT CẢNH THEO MẸ

Hỏi:
Tôi và chồng cũ có một con chung 10 tuổi, nhưng chúng tôi đã ly hôn cách đây 3 năm. Theo quyết định của tòa án thì tôi là người nuôi con. Năm 2013, tôi kết hôn với một Việt kiều Mỹ, và anh ấy sẽ bảo lãnh định cư Mỹ cho tôi để đoàn tụ. Nguyện vọng của tôi là muốn đem con xuất cảnh theo tôi sang Mỹ để đoàn tụ cùng gia đình. Như vậy, tôi phải làm thế nào để con tôi được bảo lãnh đi Mỹ cùng với tôi? Và trong trường hợp cha của đứa trẻ không đồng ý thì tôi có đem con đi được không ?

Đáp:
Theo Luật Di Trú Mỹ, việc cho con xuất cảnh theo cha (hoặc mẹ) thuộc diện bảo lãnh đoàn tụ gia đình phải thõa mãn các điều kiện sau:
- Trường hợp trẻ có cha, mẹ đầy đủ (thể hiện qua giấy khai sinh): Mẹ đem con xuất cảnh phải có sự đồng ý của cha (hoặc ngược lại) bằng văn bản. Văn bản này có thể lập dưới dạng:
  •  Giấy cam kết hoặc giấy ưng thuận... có nội dung là đồng ý cho con được xuất cảnh theo mẹ (hoặc cha) ra nước ngoài.
  •  Xác nhận chữ ký của UBND cấp xã, phường nơi đương sự cư trú hoặc chứng thực tại cơ quan công chứng.
- Trường hợp vợ chồng ly hôn: Người mang con xuất cảnh ra nước ngoài phải là người được tòa án quyết định cho trực tiếp nuôi con. Đồng thời phải có thêm giấy cam kết hoặc giấy ưng thuận nêu trên.
- Trường hợp xuất cảnh theo diện hôn nhân: Người chồng hoặc vợ mới (tức bố dượng hoặc mẹ kế) phải đồng ý bảo lãnh con riêng của vợ hoặc chồng mình.
           Con theo mẹ xuất cảnh đi Mỹ
           Vướng mắc lớn nhất:
Theo kinh nghiệm xử lý hồ sơ cho rất nhiều khách hàng, Toàn Cầu Visa thấy rằng điều kiện “có sự đồng ý của cha hoặc mẹ để con được xuất cảnh” là điều kiện mà đương đơn hay bị vướng mắc nhất vì thông thường người cha hoặc mẹ sẽ không đồng ý ký vào giấy xác nhận đồng ý cho con của mình xuất cảnh. Nếu như có sự không đồng ý này, thì buộc lòng đứa trẻ phải ở lại Việt Nam.
Do vậy, để việc xuất cảnh của con theo cha (hoặc mẹ) được thuận lợi các bên phải bàn bạc, thương lượng với nhau, với thái độ thiện chí, hợp tác, giúp đỡ nhau, vì quyền lợi, vì tương lai của con trẻ.
Trong quá trình xử lý hồ sơ, đội ngũ luật sư của Toàn Cầu Visa sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, hoàn cảnh cụ thể của đương đơn, sẽ có những hướng xử lý nhằm giúp khách hàng đạt được mục đích của mình.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

CHUẨN BỊ KHỐI BẰNG CHỨNG NHƯ THẾ NÀO KHI ĐI PHỎNG VẤN TẠI LÃNH SỰ QUÁN?

Hỏi:
Tôi được chồng bảo lãnh qua Mỹ. Tôi đã nhận được lịch phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ. Qua tham khảo bạn bè và người thân, tôi biết rằng việc chuẩn bị bằng chứng là rất quan trọng và cần thu thập từ trước. Thế nhưng, trước đến giờ tôi không làm gì cả. Và, hiện giờ tôi chưa biết phải chuẩn bị những bằng chứng gì, sắp xếp như thế nào và trình bày ra sao? Vậy cho tôi hỏi tôi phải bắt đầu làm những gì để có thể thuyết phục LSQ cấp visa cho tôi và những thủ tục trong diện chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ như thế nào ?

Lên danh sách chuẩn bị bằng chứng trước khi phỏng vấn tại LSQ Mỹ
Đáp:
Bước chuẩn bị bằng chứng cho bộ hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng là rất quan trọng, và việc xây dựng bằng chứng cần phải diễn ra càng sớm càng tốt và duy trì liên tục để chứng minh rằng mối quan hệ của chị là liên tục và là cơ sở để viên chức lãnh sự tin rằng mối quan hệ và tình yêu của chị là thật, chứ không vì mục đích định cư tại Mỹ.
  Khối bằng chứng bao gồm:
-  Về hình ảnh: nhiều hình chụp ở nhiều nơi tại nhiều thời điểm khác nhau,
-  Về quá trình liên lạc:
+ Những email hoặc chat trên yahoo, skype,… được lưu lại;
+ Thư tay và bưu thiếp gửi cho nhau vào dịp lễ hoặc ngày kỷ niệm quan trọng;
+ Sao kê cước điện thoại hoặc thẻ gọi quốc tế (calling cards).
+ Các hóa đơn gửi tiền và quà qua đường bưu điện;
+ Hóa đơn nhà hàng của tiệc đám hỏi/cưới và quà nữ trang;
-  Về các lần lưu trú tại Việt Nam:
+ Hóa đơn khách sạn có tên hai vợ chồng chị cho những lần đi chơi xa hoặc cùi vé máy bay và các phương tiện giao thông khác.
+ Sổ “đăng ký tạm trú” có tên người bảo lãnh tại địa chỉ của đương đơn;
-  Thông tin tài chính:
+ Tài khoản ngân hàng đồng sở hữu;
+ Tờ khai thuế chung;
+ Những tài sản chung như bất động sản và động sản.
+ Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, y tế,..
+ Hoặc tài sản có tên của đương đơn hoặc người bảo lãnh là người thụ hưởng.
Về việc sắp xếp hồ sơ: chị nên sắp xếp theo từng album không quá 30 trang và ghi rõ thông tin bên ngoài bìa của mỗi album để viên chức chính phủ không có lý do bỏ qua và nghi ngờ rằng bằng chứng không đủ và không thuyết phục.
Vấn đề thời gian bảo lãnh vợ sang Mỹ bao lâu, nhanh hay chậm phụ thuộc một phần vào những bằng chứng mà bạn cung cấp.
Hãy đặt câu hỏi – Toàn Cầu Visa sẽ tư vấn chuyên sâu cho vấn đề của chính bạn.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

CHỒNG KHÔNG ĐỒNG Ý CHO CON THEO MẸ ĐI MỸ

Hỏi:
Tôi ly hôn chồng và có đứa con gái 4 tuổi, tòa giải quyết tôi nuôi con. Sau đó tôi lập gia đình với chồng mới, anh ấy có quốc tịch Mỹ. Tôi và chồng mới có một con chung, bé được 5 tháng tuổi. Tôi muốn bé mang quốc tịch Mỹ của cha. Vậy làm sao nhập quốc tịch Mỹ cho bé?
Hiện nay, chồng tôi muốn bảo lãnh định cư Mỹ cho tôi va con riêng nhưng chồng cũ của tôi không đồng ý cho bé 4 tuổi cùng tôi định cư Mỹ. Vậy có cách nào có thể cho bé được đi cùng tôi mà không cần sự đồng ý của cha bé hay không?

Con gái theo mẹ định cư Mỹ
Đáp:
Về việc nhập quốc tịch cho bé có cha là người Mỹ, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau đây:
  • Khai sinh của bé.
  • Bằng quốc tịch của cha bé.
Tuy nhiên, việc cung cấp giấy tờ chỉ là một phần. Điều quan trọng trong việc bảo lãnh sang Mỹ là phải xây dựng khối bằng chứng vững vàng để chứng minh:
  • Sự ra đời của đứa bé
  • Mối quan hệ giữa bạn và cha đứa bé
  • Bằng chứng về thời điểm thụ thai của đứa bé.
  • Và nhiều yếu tố khác nữa để cho viên chức LSQ thấy rằng mối quan hệ của bạn là thật, không vụ lợi, không vì mục đích định cư,… Yếu tố cốt lõi cho hồ sơ dạng này là cần chứng minh mối quan hệ thật sự giữa cha và con, mẹ và cha,... cùng với những bằng chứng đi kèm để thuyết phục viên chức Lãnh sự.
Ngoài ra, nếu tại thời điểm phỏng vấn, cần làm rõ là cha bé có cùng đi hay không? Nếu không cùng đi thì chúng tôi sẽ phải hướng dẫn bạn thực hiện một vài thủ tục nữa. Cuối cùng, kết quả là bé sẽ có được:
  • Passport
  • Giấy chứng sinh ngoài nước Mỹ
  • Số an sinh xã hội
Về sự đồng ý của cha đứa bé: Theo Luật di trú của Mỹ, để bé gái 4 tuổi - con chị được cùng mẹ định cư tại Mỹ thì cần phải có sự đồng ý của cha bé. Tuy nhiên, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể của chị như thế nào; thời điểm ly hôn, tình trạng mối quan hệ sau ly hôn, quyền lợi sau ly hôn,... khi có đầy đủ thông tin, chúng tôi sẽ có những hướng dẫn cụ thể để hỗ trợ chị trong việc tiến hành hồ sơ diện chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ .
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:

XÂY DỰNG BẰNG CHỨNG CHO HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ CHỒNG

Hỏi: 
Vào đầu năm 2013 tôi có quen một cô gái gốc Việt nhưng đã có quốc tịch Mỹ. Sau một thời gian hai bên tiếp xúc với nhau (chủ yếu bằng Viber và chat Skype) tôi và cô ấy nảy sinh tình cảm. Chúng tôi dự định sẽ kết hôn với nhau và cô ấy muốn bảo lãnh tôi sang Mỹ để sống với cô ấy theo diện vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ. Vậy cho tôi hỏi thủ tục để bảo lãnh sang Mỹ theo diện vợ / chồng như thế nào và tôi phải chuẩn bị những chứng cứ gì để có tính thuyết phục cao khi mà chúng tôi chỉ có liên hệ với nhau qua internet như vậy?

Chuẩn bị bằng chứng cho hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ

Đáp:

Bạn cần nắm rõ các giai đoạn xử lý của bộ hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng như sau:
  • Giai đoạn 1: Nộp hồ sơ đến chấp thuận của USCIS
    • Hoàn tất các giấy tờ và mẫu đơm cần thiết
      • Đơn I-130, G-325A.
      • Gửi hồ sơ đến Sở Di Trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS).
    • Sau khoảng 10 ngày, USCIS gửi giấy thông báo (Đơn I797/I797C) cho người bảo lãnh với thông báo hồ sơ đã được nhận cùng số hồ sơ.
    • Sau khoảng 6 - 9 tháng, USCIS gửi giấy chấp thuận (Đơn I-797C) với thông báo đã chấp thuận hồ sơ và chuyển qua Trung Tâm Chiếu Khán quốc gia (NVC).
  • Giai đoạn 2: Từ NVC đến khi có lịch phỏng vấn
    • NVC nhận được hồ sơ từ USCIS, sẽ gửi giấy thông báo hướng dẫn làm bảo trợ tài chính và đóng các phí sau:
      • Phí $120 (phí để NVC xét bảo trợ tài chánh)
      • Phí $325 (phí xin visa cho người được bảo lãnh).
      • Hoàn tất các giấy tờ cần thiết theo hướng dẫn của NVC.
  • Giai đoạn 3 : Phỏng vấn tại LSQ
    • Khám sức khỏe, chích ngừa
    • Sắp xếp hồ sơ giấy tờ và phỏng vấn
    • Sau cuộc phỏng vấn, nếu thuyết phục được mối quan hệ của bạn là thật thì bạn sẽ được cấp visa: bạn sẽ được cấp giấy chấp thuận cấp visa (giấy hồng) và nhận được visa khoảng 10 - 14 ngày sau đó qua đường bưu điện.
Xây dựng khối bằng chứng vững chắc:
Để xây dựng được khối bằng chứng thuyết phục, hai bạn cần làm theo trình tự các mốc thời gian trong mối quan hệ của mình:
  • Khi hai bạn gặp nhau (bắt đầu mối quan hệ), quen nhau trong hoàn cảnh nào, vì sao gặp nhau, có người giới thiệu hay là tình cờ,…. Chi tiết lần đầu tiên gặp nhau rất thường được các viên chức lãnh sự khi phỏng vấn hỏi và xem xét tính hợp lý của câu trả lời cùng với bằng chứng chứng minh thuyết phục. Ví dụ, hai bạn tình cơ gặp nhau trên Facebook thì những dòng trò chuyện đầu tiên trên đó cũng có thể là bằng chứng cho mối quan hệ của bạn. Nếu như bạn còn lưu giữ chúng trong máy tình thì có thể sử dụng chúng như một loại bằng chứng chứng minh lần đầu hai bạn gặp nhau.
  • Khi hai bạn đang quen nhau: bạn cần có những bằng chứng chứng minh hai bạn thường xuyên liên lạc với nhau, có sự trao đổi thông tin qua lại và hóa đơn các loại quà tặng nhau. Bằng chứng cho giai đoạn này thường là hình ảnh chụp chung, đi chơi chung,… Theo như trường hợp của bạn, hai bạn thường xuyên chat qua Skype hoặc Viber thì có thể chụp hình lại những dòng tin nhắn hoặc hình ảnh khi chat với nhau để làm bằng chứng.
  • Nếu như vợ bạn có về Việt Nam thăm bạn thì bạn nên có giấy tạm trú cho vợ bạn để chứng minh hai vợ chồng bạn ở chung một nơi tại Việt Nam, cùng với đó việc lưu giữ cùi vé máy bay, lịch trình bay, khai sinh con chung,….
  • Để tăng tính thuyết phục cho hồ sơ, bạn có thể chuẩn bị thêm một số bằng chứng dưới đây: tài sản đồng sở hữu, tài khoản ngân hàng chung, bất động sản đứng tên chung,….
  • Một hồ sơ thuyết phục là một hồ sơ có thể chứng minh mối quan hệ của hai bạn là thật. Bạn cần hiểu rõ cách nhìn của viên chức lãnh sự đối với hồ sơ bảo lãnh diện vợ chồng thì sẽ chuẩn bị kỹ càng và toàn diện cho bộ hồ sơ của mình.
Với những thông tin vừa trình bày, Toàn Cầu Visa mong rằng hồ sơ của bạn sẽ được chuẩn bị toàn diện và kỹ càng hơn. Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc về hồ sơ định cư của chính mình và thời gian thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan: