Hỏi:
Tôi năm nay 35 tuổi, là người gốc Hoa và hiện đang sống tại Quận 5, Tp.HCM. Mười hai năm trước tôi có vợ và có một đứa con, sau đó chúng tôi ly dị và đứa bé ở với mẹ. Năm 2011, tôi tình cờ gặp lại bạn gái cũ, chúng tôi yêu nhau và cưới nhau. Vợ mới tôi có quốc tịch Mỹ và muốn tiến hành làm thủ tục vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ theo diện vợ chồng. Khi đi phỏng vấn, viên chức lãnh sự đánh rớt tôi vì họ nói quan hệ của chúng tôi không thật, tôi không biết gì nhiều về vợ tôi.
Tôi rất hoang mang vì không hiểu phải nắm rõ những thông tin gì khi đi phỏng vấn? Như vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải nắm rõ những thông tin gì để không bị đánh rớt trong buổi phỏng vấn bảo lãnh qua Mỹ?
Tôi rất hoang mang vì không hiểu phải nắm rõ những thông tin gì khi đi phỏng vấn? Như vậy, luật sư cho tôi hỏi tôi cần phải nắm rõ những thông tin gì để không bị đánh rớt trong buổi phỏng vấn bảo lãnh qua Mỹ?
Đáp:
Để chứng minh sự có thật của cuộc hôn nhân thì anh cần phải nắm thật cặn kẽ mọi thông tin. Chúng tôi xin liệt kê ra sau đây:
- Thông tin về những đơn từ đã nộp, nên có bản photocopy của tất cả các đơn. Ví dụ như đơn bảo lãnh I-130, đơn thông tin cá nhân của anh và bà xã G-325A, DS-260, bảo trợ tài chánh I-864, thư xác nhận về mối quan hệ của anh và bà xã được viết bởi những người không phải bà con Affidavit of Knowledge of Third Party, và thư gửi kèm đơn I-130 (nếu có);
- Thông tin về mối quan hệ của hai vợ chồng: về tất cả mọi thành viên trong gia đình mình, bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, họ đang ở đâu, làm gì, tình trạng hôn nhân, đang sinh sống tại đâu, có ở Mỹ không, nhập cảnh năm nào, theo diện gì, đi cùng với ai,…
- Thông tin của vợ: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ, e-mail, số điện thọai; công việc, chức vụ, công ty, địa chỉ công ty, thông tin nơi làm việc: địa chỉ, số điện thoại, mức lương,… Cả những chi tiết như cách sắp xếp phòng ngủ, hiệu xe hơi, sinh hoạt, tiểu bang, thành phố nơi đang sống; thói quen, sở thích, món ăn,…
- Thông tin các con của vợ: họ tên, sinh nhật, địa chỉ, e-mail, trường, lớp, trường cách nhà bao xa, sinh hoạt hằng ngày,…
- Thông tin về mối quan hệ như:
- Gặp nhau khi nào, do ai giới thiệu, bằng phương tiện gì, có bằng chứng hay không. Cách thức liên lạc với nhau, liên lạc thường xuyên như thế nào, trong bao lâu.
- Lễ cưới diễn ra như thế nào? Anh chị đã chuẩn bị gì cho lễ cưới? Quan khách tham dự là những ai? Gia đình hai bên là những ai?
- Thông tin chồng trước của vợ anh: tên họ, khi nào ly dị, lần cuối liên lạc, bằng chứng ly dị
- Và anh nên chuẩn bị thông tin và bằng chứng theo hệ thống để giúp Viên Chức Lãnh Sự có thể dễ dàng thấy được và nắm bắt các thông tin và bằng chứng của bộ hồ sơ trong buổi phỏng vấn bảo lãnh sang Mỹ.
Tóm lại, anh cần phải nắm thật rõ mọi thông tin về chị ấy và mối quan hệ của hai người, càng nhiều càng tốt, và hệ thống hóa thông tin lẫn bằng chứng thật hợp lý.
Cụ thể, đối với hồ sơ của anh, cần lưu ý và làm rõ mối quan hệ của anh và vợ mới, nắm thông tin các cột mốc thời gian đáng nhớ của mối quan hệ này để làm cơ sở chứng minh với viên chức lãnh sự rằng tình yêu và hôn nhân của anh và chị là thật, mối quan hệ của hai anh chị phát triển theo thời gian. Ngoài ra, anh chị cần phải nắm thông tin về người vợ/chồng trước cũng như con riêng và các mối quan hệ gần gũi khác của nhau.
Nắm rõ thông tin và hệ thống hóa lại như sau: thông tin cá nhân, thông tin tài chính, kiến thức mối quan hệ. Việc này sẽ làm cho anh cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với viên chức lãnh sự.
Cụ thể, đối với hồ sơ của anh, cần lưu ý và làm rõ mối quan hệ của anh và vợ mới, nắm thông tin các cột mốc thời gian đáng nhớ của mối quan hệ này để làm cơ sở chứng minh với viên chức lãnh sự rằng tình yêu và hôn nhân của anh và chị là thật, mối quan hệ của hai anh chị phát triển theo thời gian. Ngoài ra, anh chị cần phải nắm thông tin về người vợ/chồng trước cũng như con riêng và các mối quan hệ gần gũi khác của nhau.
Nắm rõ thông tin và hệ thống hóa lại như sau: thông tin cá nhân, thông tin tài chính, kiến thức mối quan hệ. Việc này sẽ làm cho anh cảm thấy dễ dàng hơn khi đối mặt với viên chức lãnh sự.
(Nguồn: Toàn Cầu Visa)
Một số bài viết liên quan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét