Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

BẢO LÃNH VỢ CHỒNG SANG MỸ

Công dân Mỹ hay Thường trú nhân tại Mỹ muốn Bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ cần có những bước sau:
1. BƯỚC ĐẦU TIÊN CỦA THỦ TỤC BẢO LÃNH VỢ CHỒNG SANG MỸ LÀ LÀM CÔNG HÀM ĐỘC THÂN
Muốn bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ trước hết hai vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn tại Phòng Tư Pháp huyện ( quận ) nơi người vợ / chồng có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Để đăng ký kết hôn tại Phòng Tư Pháp, Bộ Tư Pháp yêu cầu công dân Mỹ hoặc thường trú nhân phải có một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân ( hay còn gọi là  Công Hàm Độc Thân). Công Hàm Độc Thân này phải bao gồm tất cả các giấy tờ cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương và phải được hợp pháp hóa bởi đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ.
Xin lưu ý rằng tại mỗi Phòng Tư Pháp của huyện hay quận ở Việt Nam có mỗi yêu cầu về Công Hàm Độc Thân, thủ tục đăng ký kết hôn và thời gian chờ đợi khác nhau. Vì vậy, điều cần thiết là quý vị phải biết được những yêu cầu này để chuẩn đầy đủ giấy tờ và lên kế hoạch cho chuyến đi về Việt Nam một cách phù hợp.
FCG là văn phòng chuyên làm về di trú Mỹ, nên có thể giúp quý vị chuẩn bị tất cả các giấy tờ cần thiết để hoàn thành bộ hồ sơ Công Hàm Độc Thân đầy đủ và hợp lệ, chúng tôi bảo đảm rằng bộ hồ sơ Công Hàm Độc Thân sẽ tuân theo tất cả yêu cầu cần thiết của mỗi chính quyền huyện hay quận khác nhau ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ chuẩn bị hồ sơ, lịch trình cho chuyến đi của quý vị phù hợp với cuộc hẹn phỏng vấn và thời gian chờ đợi được yêu cầu bởi chính quyền.
THỜI GIAN YÊU CẦU :
Thông thường phải mất khoảng từ 2 đến 3 tuần để thu thập giấy tờ và hoàn thành bộ Công Hàm Độc Thân. Thời gian chờ đợi để nộp hồ sơ tại Phòng Tư Pháp cho đến khi nhận được giấy hôn thú là 15 ngày. Tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi dài hơn phụ thuộc vào mỗi quận/huyện khác nhau. Xin vui lòng liên lạc với văn phòng chúng tôi trước khi lên kế hoạch về Việt Nam kết hôn để chúng tôi sắp xếp lịch nộp hồ sơ cho quý vị.
HỢP PHÁP HÓA BẢN ÁN LY HÔN ( HAY CÒN GỌI LÀ BỘ HỒ SƠ GHI CHÚ LY HÔN )
Nếu Công dân Mỹ hay Thường trú nhân ở Mỹ đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam thì phải có bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt Nam trước khi đem về Việt Nam sử dụng. Bản án ly hôn được hợp pháp hóa này gọi tắt là Ghi chú ly hôn
2. BƯỚC 2 CỦA TIẾN TRÌNH BẢO LÃNH VỢ / CHỒNG LÀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN TẠI VIỆT NAM
Khi quý vị có Bộ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân ( hay còn gọi là Công hàm độc thân), chúng tôi sẽ gửi về văn phòng của chúng tôi tại Việt Nam truớc khi quý vị về Việt Nam hoặc giao cho quý vị để quý vị cầm về Việt Nam. Quý vị phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Quý vị và vợ/chồng có thể sẽ phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Quý vị và vợ/chồng phải có mặt để ký vào giấy hôn thú ngay khi được cấp.
Đối với những người đã ly hôn ở nước ngoài, trước tiên quý vị phải xin ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.
Văn phòng di trú Mỹ FCG tại Việt Nam có thể giúp quý vị về tiến trình xin ghi chú ly hôn cũng như nộp đơn xin đăng ký kết hôn. Chúng tôi sẽ lên kế hoạch phù hợp cho quý vị trong thời gian ở Việt Nam. Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của vợ/chồng quý vị với chính quyền địa phương.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hoá cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt Nam là 15 ngày tuỳ thuộc vào từng quận/huyện. Vui lòng liên lạc trước với văn phòng chúng tôi để lên kế hoạch phù hợp với chuyến đi của quý vị.
3. BƯỚC 3 CỦA TIẾN TRÌNH BẢO LÃNH VỢ / CHỒNG LÀ NỘP HỒ SƠ BẢO LÃNH VỚI SỞ DI TRÚ MỸ (USCIS):
Sau khi quý vị và vợ/chồng quý vị được cấp giấy chứng nhận kết hôn, quý vị có thể nộp đơn bảo lãnh vợ / chồng của quý vị với Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia để tiếp tục xử lý cho đến khi vợ/chồng của quý vị được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà vợ/chồng quý vị đang sinh sống.
Văn phòng chúng tôi sẽ giúp quý vị hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng theo yêu cầu của Sở Di Trú Hoa Kỳ. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị,cho đến khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận. Đồng thời chúng tôi cũng cập nhật thông tin thường xuyên đến quý vị. Nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng hay tài liệu gì, chúng tôi cũng sẽ giúp quý vị chuẩn bị những giấy tờ yêu cầu cần thiết để bổ sung. Văn phòng chúng tôi cũng sẽ thu thập tất cả giấy tờ cần thiết hay chữ ký của vợ/chồng quý vị để hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng một cách nhanh nhất.
THỜI GIAN YÊU CẦU
Thời gian chờ đợi cho đến khi hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng được Sở Di Trú chấp thuận phụ thuộc vào mỗi thời điểm. Thông thường để hoàn tất bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng thường phải mất từ 6 đến 8 tháng
Phí nộp hồ sơ Bảo lãnh vợ / chồng cho Sở Di Trú (USCIS) là : 420$
4. BƯỚC 4 CỦA TIẾN TRÌNH BẢO LÃNH VỢ / CHỒNG LÀ LÀM BẢO TRỢ TÀI CHÁNH VÀ THỦ TỤC GIẤY TỜ TẠI TRUNG TÂM CHIẾU KHÁNG QUỐC GIA (NVC)
Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của quý vị sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC) để được cứu xét. Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của quý vị và lên lịch phỏng vấn tại lãnh sự quán Mỹ ở Sài gòn, Việt nam.
Văn phòng của chúng tôi ở Hoa Kỳ và ở Sài Gòn sẽ chuẩn bị tất cả những giấy tờ cần thiết để nộp vào NVC sớm nhất và theo dõi hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của quý vị tại NVC cho đến khi nhận được giấy hẹn phỏng vấn.
BẢO TRỢ TÀI CHÁNH
Người bảo lãnh cho vợ / chồng phải hoàn thành bộ bảo trợ tài chánh cho thấy rằng đương đơn có thể sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Nếu người bảo lãnh không đáp ứng được yêu cầu này, người bảo lãnh phải có người đồng bảo trợ. Người đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng yêu cầu theo bảng hướng dẫn đó.
THỜI GIAN YÊU CẦU:
Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 4 - 7 tháng.
Phí trả cho NVC: 120$ cho người bảo lãnh và 325$ cho đương đơn
NHẤN VÀO ĐÂY ĐỂ XEM YÊU CẦU THUẾ THU NHẬP: http://www.uscis.gov/files/form/i-864p.pdf
5. BƯỚC 5 CỦA TIẾN TRÌNH BẢO LÃNH VỢ / CHỒNG LÀ PHỎNG VẤN VỚI LÃNH SỰ QUÁN:
Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ đóng vai trò quan trọng nhất trong toàn bộ quá trình bảo lãnh vợ / chồng. Vợ / chồng của quý vị phải chứng minh được mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình là thật. Vợ / chồng của quý vị phải sẵn sàng trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào của Viên Chức Lãnh Sự và đưa ra những bằng chứng về mối quan hệ giữa quý vị và vợ / chồng của mình. Văn phòng ở Việt Nam của chúng tôi sẽ chuẩn bị tất cả những câu hỏi và bằng chứng có liên quan đến buổi phỏng vấn cho Vợ / Chồng của quý vị.
6. THỦ TỤC KHIẾU NẠI VỚI SỞ DI TRÚ - NẾU HỒ SƠ BẢO LÃNH VỢ / CHỒNG BỊ TỔNG LÃNH SỰ QUÁN MỸ TỪ CHỐI
Nếu đơn bảo lãnh vợ / chồng quý vị bị Lãnh Sự Quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này sẽ bị trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh vợ / chồng mà Lãnh Sứ Quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho quý vị 1 lá thư cho phép quý vị có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam.
Văn phòng chúng tôi có thể giúp quý vị chuẩn bị thư khiếu nại cùng với các tài liệu bổ sung để đáp lại thư yêu cầu của Sở Di Trú. Chúng tôi sẽ theo dõi hồ sơ của quý vị để chắc chắn rằng hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của quý vị sẽ được xem xét trong khung thời gian tiến hành của Sở Di Trú. Đồng thời nếu Sở Di Trú yêu cầu thêm bằng chứng, chúng tôi sẽ giúp quý vị chuẩn bị 1 bộ hồ sơ hoàn tất để nộp cho Sở Di Trú.
Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ tôi cần phải có những điều kiện gì?
Đáp: Trước hết bạn phải là công dân Mỹ hoặc là Thường trú nhân (thẻ xanh), bạn và vợ/chồng bạn phải có đăng ký kết hôn và bạn phải đủ điều kiện tài chánh được quy định bởi Sở Di Trú.
Hỏi : Thời gian bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ là bao lâu ?
Đáp : Thông thường thì thời gian bảo lãnh vợ / chồng khoảng từ 12 – 14 tháng
Hỏi : Tôi có thẻ xanh thì tôi có thể mở bộ hồ sơ bảo lãnh vợ đi Mỹ được không ?
Đáp : Có. Bạn đã có thẻ xanh,bạn hoàn toàn có thể làm hồ sơ bảo lãnh vợ chồng từ Việt Nam sang mỹ được.
Hỏi: Tôi hiện tại đang thất nghiệp nên không thể chứng minh tài chính được, vậy tôi có thể bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ được không?
Đáp : Được. Bạn có thể bảo lãnh vợ / chồng của bạn từ Việt Nam sang Mỹ. Trường hợp bạn không có công việc làm và không có tài sản gì thì bạn có thể nhờ người có thể chứng minh tài chính đứng ra đồng bảo trợ với bạn. Người này không bắt buộc là người thân, họ hàng của bạn nhưng người này phải có trách nhiệm về tài chính với vợ / chồng của bạn đối với chính phủ Mỹ.
Hỏi : Tôi có quốc tịch Mỹ. Tôi quen với một người qua Mỹ theo diện du lịch với visa du lịch là 1 năm. Chúng tôi mới đăng ký kết hôn ở Mỹ. Visa du lịch của vợ tôi chưa hết hạn. Nếu tôi nộp đơn xin bảo lãnh vợ, vợ tôi có phải trở về Việt Nam không?
Đáp : Không. Nếu vợ của bạn qua Mỹ một cách hợp lệ bằng visa du lịch, du học, hay business rồi kết hôn với bạn là công dân Mỹ. Trường hợp này, bạn có quyền nộp đơn xin bảo lãnh vợ/chồng cùng lúc với đơn xin thẻ xanh. Và vợ của bạn có quyền được ở lại.
Hỏi : Tôi muốn làm hồ sơ bảo lãnh vợ /chồng từ Việt Nam sang Mỹ thì cần những giấy tờ gì và vợ tôi cần những giấy tờ gì?
Đáp : Người bảo lãnh cần có copy hộ chiếu, thẻ xanh hoặc bằng quốc tịch. Hình thẻ (kích thước 2inch x 2inch). Giấy tờ chứng minh thu nhập (thuế, xác nhận việc làm …), hôn thú của hai vợ chồng. Người được bảo lãnh cần có bản sao khai sinh, hình thẻ (2inch x 2inch), lý lịch tư pháp, giấy ly hôn hoặc chứng tử ( nếu có ).
Hỏi: Tôi muốn bảo lãnh vợ từ Việt Nam qua Mỹ theo diện vợ chồng. Vợ của tôi hiện tại có một đứa con đang du học tại Mỹ (hiện tại 18 tuổi 4 tháng). Vậy xin hỏi người con này có được quyền ở lại Mỹ không?
Đáp: Nếu anh và vợ của anh (mẹ của cháu) kết hôn lúc cháu dưới 18 tuổi thì anh có thể bảo lãnh cho cháu ở lại Mỹ và có thẻ xanh luôn. Nếu anh kết hôn sau khi cháu 18 tuổi thì anh không bảo lãnh được. Anh nên làm theo diện Fiance để cháu có thể đi theo hồ sơ của mẹ.

Những Điều Cần Biết Về Bảo Lãnh Vợ Đi Mỹ

Bảo lãnh vợ sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình là một trong những diện bảo lãnh phổ biến nhất. Trước đây, nếu thời gian bảo lãnh vợ qua Mỹ còn phụ thuộc vào việc bạn là Thường trú nhân hay Công dân Hoa Kỳ thì hiện nay, các thủ tục giấy tờ đã bình đẳng tất cả.
Thông thường, thời gian để hồ sơ bảo lãnh vợ sang Mỹ sẽ mất khoảng 1 năm cho tất cả các thủ tục, cho đến khi bạn bước đến bước cuối cùng là buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán. Thủ tục bảo lãnh vợ sang Mỹ có thể tóm tắt qua các bước sau:
1. 6-8 tháng để Sở Di trú chấp thuận Hồ sơ bảo lãnh
Sau khi đăng ký kết hôn tại Sở tư pháp tỉnh (nơi có hộ khẩu thường trú của người được bảo lãnh) thì có thể nộp hồ sơ lên Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS)
Để có đăng ký kết hôn, buộc người bảo lãnh phải có công hàm độc thân được cấp bởi chính quyền địa phương nơi sinh sống và phải được Lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ công nhận hợp pháp hóa. Thời gian này là tùy thuộc vào sự sắp xếp và chuẩn bị của hai người.
Bạn sẽ cần nộp 420$ để gửi hồ sơ bảo lãnh vợ sang Mỹ lên Sở Di trú Mỹ. Thời gian bảo lãnh vợ qua Mỹ ở bước xét duyệt này sẽ mất khoảng 6-8 tháng để sau đó được chuyển lên Trung Tâm Chiếu Kháng quốc gia tiếp tục đối chứng. Xin lưu ý là tất cả những giấy tờ, thông tin trong bộ hồ sơ cần trung thực, chính xác và của chính đương đơn ký tên xác nhận.
2. 4-7 tháng để hồ sơ thông qua Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia (NVC)
Sau khi hồ sơ được USCIS thông qua, Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia sẽ tiếp nhận hồ sơ này và tiếp tục xem xét. Ở bước này, đương đơn cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chính để đảm bảo mình có đầy đủ khả năng tài chính cũng như người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội khi sang Mỹ định cư.
Chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ mất bao lâu? Thời gian bảo lãnh vợ sang Mỹ ở bước này sẽ kéo dài khoảng 4-7 tháng, tùy vào số lượng hồ sơ chuyển lên Trung tâm Chiếu Kháng Quốc Gia và độ xác thực thông tin mà bạn cung cấp. Tốt nhất, trong bộ hồ sơ bảo lãnh tài chính, đương đơn hãy nêu rõ các nguồn thu của bản thân, tổng giá trị bất động sản (nhà cửa, đất đai, xe cộ...) và các giá trị chứng khoán, cổ phiếu... mà mình đang nắm giữ để NVC có cái nhìn tổng quan hơn với khối tài sản mà Anh đang nắm giữ (buộc phải cao hơn mức thu nhập được yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chính di dân). Nếu không đủ, đương đơn có thể tìm đến người đồng bảo trợ.
Phí hồ sơ cho Trung Tâm Chiếu Kháng Quốc Gia là 120$ cho người được bảo lãnh và 325$ cho đương đơn.
3. Buổi phỏng vấn với Lãnh sự quán
Hãy chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cũng như các giấy tờ cần thiết để thoải mái đến với buổi phỏng vấn quan trọng nhất. Tại đây, Lãnh sự quán sẽ đưa ra tất cả các câu hỏi để bạn phải chứng minh mối quan hệ gia đình của mình là hợp pháp và không nhằm mục đích định cư hay làm việc bất hợp pháp tại Hoa Kỳ.
Thời gian bảo lãnh vợ sang Mỹ có phải chờ đợi lâu thêm nữa không sẽ được quyết định ngay trong buổi phỏng vấn này.

Những Điều Quan Trọng Trong Bảo Lãnh Định Cư Mỹ Diện Vợ Chồng

Vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ/ chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ là loại visa dành riêng cho Vợ hoặc Chồng được phép bảo lãnh người còn lại sang mỹ với mong muốn đoàn tụ vợ con. Bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng có hai trường hợp:
  1. Vợ hoặc chồng đã là công dân Mỹ
  2. Thường trú nhân.
Quá trình bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ bao gồm những bước sau
    Bước 1 : Mở hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Bước 2 : Biên nhận hồ sơ
Bước 3 : Hồ sơ Approval
Bước 4 : Trả phí xét duyệt đơn DS-3032
Bước 5 : In hóa đơn thanh toán cho Sở Di Trú
Bước 6 : Làm bộ bảo trợ tái chánh
Bước 7 : Hoàn thành bộ hồ sơ bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ
Bước 8 : Sắp xếp hồ sơ và bằng chứng khi đi phỏng vấn
Thủ tục mở bộ hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
  •  Điền đơn I-130
    •    Điền đơn G-325A ( mỗi người một bộ và có chữ ký của người điề đơn )
    •    Giấy chứng nhận quốc tịch hay bản sao thẻ xanh
    •    Giấy khai sanh của cả hai vợ chồng
    •    Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng
    •    Giấy ly hôn của vợ chồng cũ ( nếu có )
    •    Giấy chứng tử của vợ chồng cũ ( nếu có )
    •    2 tấm hình 5x5 cm ( nền trắng, hình chụp không quá 6 tháng )
    •    Chứng từ về mối quan hệ giữa 2 vợ chồng
    •    Đóng phí theo yêu cầu.
Phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng
Một trong những khâu quan trọng trong thủ tục Vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ/ chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ đó là cuộc phỏng vấn với nhân viên Lãnh Sự Quán. Hầu hết bất kỳ đương đơn nào tham gia bảo lãnh đi Mỹ đề rất bồn chồn và lo lắng trước cuộc phỏng vấn định cư Mỹ này. Nguyên nhân chủ yếu đó là do chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu, dẫn đến tâm lý không tự tin và không hiểu rõ câu hỏi của viên chức Lãnh Sự Quán đưa ra. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp khi tham gia phỏng vấn bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng:
  • Lý do quen nhau và lần gặp mặt đầu tiên? Quen bằng cách nào?
  • Đính hôn, kết hôn ở đâu, khi nào? Tại sao lại chọn ở đấy? Đi tuần trăng mật ở đâu?
  • Người bảo lãnh đi Mỹ bằng diện gì?
  • Các mối quan hệ thân nhân và thói quen của Vợ/chồng?
  • Công việc, tài sản, nguồn thu nhập của Vợ/chồng như thế nào?
Mỗi một trường hợp, người tham gia bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng có thể nhận được những câu hỏi khác nhau từ viên chức Lãnh Sự Quán. Điều này nhằm mục đích đảm báo mối quan hệ vợ chồng là thật sự, đề phòng trường hợp kết hôn giả để bảo lãnh định cư tại Mỹ. Để thoải mái vượt qua buổi phỏng vấn khó khăn trong quá trình bảo lãnh diện vợ chồng đi Mỹ, đương đơn cần tập làm quen trước với các câu hỏi để không phải bỡ ngỡ khi vào phòng phỏng vấn.
Hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng thường có yêu cầu cao về tính pháp lý cũng như sự nhất quán trong lời khai, cách sắp xếp trình bày bằng chứng phù hợp. Nếu không đảm bảo được các yêu cầu vừa nên, hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng của bạn có khả năng không được xét duyệt và rơi vào một số tình trạng sau:
- Bị yêu cầu bổ sung hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng sau buổi phỏng vấn với viên chức Lãnh Sự Quán.
- Bị điều tra mối quan hệ và những nguy cơ khác.
Bảo lãnh vợ sang Mỹ bao lâu? Bảo lãnh chồng sang Mỹ bao lâu? Thời gian bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào các chuẩn bị hồ sơ. Người tham gia bảo lãnh đi mỹ diện vợ chồng cần chú ý kỹ vấn đề này.

DU LỊCH MỸ TỰ TÚC

Hỏi:
Tôi muốn đi du lịch Mỹ nhưng đi theo kiểu tự do, không muốn phải phụ thuộc vào các tour du lịch của các công ty. Vậy tôi sẽ phải làm những thủ tục gì để xin visa du lịch Mỹ?
Phượt trên nước Mỹ
Phượt trên nước Mỹ
Đáp:
Bạn chưa nêu rõ tình trạng hiện tại của bạn cụ thể như thế nào, ví dụ như: bạn đang làm công việc gi? Khả năng tài chính của bạn ra sao? Bạn đã có gia đình hay chưa? Ở bên Mỹ, bạn có người quen hay không?,vv…
Tuy nhiên, đối với một hồ sơ du lịch Mỹ thông thường, nếu bạn hiểu được cách nhìn của viên chức Lãnh sự quán thì bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ theo như cách mà viên chức Lãnh sự xem xét và phỏng vấn đương đơn, nắm bắt được các yếu tố đó thì xác suất đậu visa du lịch của bạn sẽ cao hơn.
Với hồ sơ xin visa du lịch Mỹ, trước khi đi phỏng vấn bạn cần chuẩn bị thật kỹ một kế hoạch cho chuyến đi bao gồm: thời gian cụ thể bạn sẽ đi Mỹ, ví dụ như ngày tháng năm bạn sẽ nhập cảnh Mỹ và ngày tháng năm bạn sẽ rời khỏi Mỹ. Kế hoạch cũng cần liệt kê những nơi bạn sẽ đến, như các thành phố và tiểu bang, liệt kê cụ thể những con người bạn sẽ gặp,…
Trong kế hoạch này cũng cần liệt kê những ràng buộc tại Việt Nam để cho thấy sau chuyến du lịch thì bạn sẽ quay về Việt Nam tiếp tục cuộc sống mà không ở lại Mỹ bất hợp pháp hoặc sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng visa du lịch thành visa định cư.
Ngoài ra bạn cần chứng minh khả năng tài chính bằng các bằng chứng tài chính của bạn tại Việt Nam như: nhà cửa, bất động sản, tài khoản ngân hàng, cổ phần chứng khoán, hợp đồng lao động, hợp đồng cho thuê nhà và đất và công ty, quyền sở hữu xe, và những nguồn thu nhập khác (nếu có).
Để thuyết phục được viên chức Lãnh sự quán, bạn nên cho họ thấy rằng trước đây bạn đã từng du lịch các nước phát triển như Châu Âu, Úc, Nhật, hoặc các nước phát triển khác và bạn đã không ở lại các nước này bất hợp pháp.
Khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ những điều nêu trên và bạn có khả năng thuyết phục viên chức Lãnh sự quán trong vài phút phỏng vấn, thì xác suất được cấp visa du lịch Mỹ sẽ rất cao.
Một số bài viết liên quan:

6 CÂU HỎI CHO ĐƯƠNG ĐƠN XIN VISA DU LỊCH MỸ

Trong khoản thời gian vừa qua, Toàn Cầu Visa nhận được khá nhiều phản hồi về tình trạng đương đơn xin visa du lịch Mỹ than phiền rằng họ có buổi phỏng vấn với viên chức Lãnh sự Mỹ quá ngắn hoặc viên chức lãnh sự thậm chí còn không xem bất kỳ một loại giấy tờ mà họ mang theo, hoặc họ không thể giải thích thêm điều gì để có thể chứng minh cho viên chức lãnh sự thấy mục đích thực sự của đương đơn là du lịch hoặc thăm thân. Sau đây là 6 câu hỏi lớn mà hầu như một người đã, đang hoặc sẽ xin visa du lịch Mỹ cũng từng một lần thắc mắc.
1. Tại sao những buổi phỏng vấn xin visa này quá ngắn?
Thông thường mỗi ngày làm việc, một viên chức lãnh sự có thể phải phỏng vấn khoảng 90 hồ sơ, nên chỉ cho phép họ dành khoảng vài phút cho một đương đơn.
Thực tế, đơn DS-160 đã ghi nhận hầu hết những thông tin cần thiết để có thể đánh giá và xét duyệt một hồ sơ xin visa du lịch Mỹ. Những giấy tờ khác sẽ chỉ được xem xét nếu viên chức lãnh sự thấy cần có thêm thông tin để xác minh về tình trạng của hồ sơ.
2. Những giấy tờ cần thiết để có thể hỗ trợ thêm trong buổi phỏng vấn?
Những thông tin cần thiết đã có trong đơn DS-160. Người phỏng vấn có thể lấy thêm thông tin bằng cách hỏi đương đơn. Vì thế, viên chức lãnh sự không yêu cầu các đương đơn đem thêm quá nhiều giấy tờ cá nhân đến buổi phỏng vấn.
Viên chức lãnh sự không nhất thiết phải xem những giấy tờ liên quan đến tài chính, tài sản, thu nhập hay công việc làm của đương đơn nếu như họ đánh giá được đương đơn thông qua thông tin trên đơn DS-160 và vài câu hỏi đầu tiên trong buổi phỏng vấn. Trên thực tế, khi xét một hồ sơ, viên chức lãnh sự đã phần nào hiểu và nắm được thông tin cần thiết của đương đơn nên họ sẽ không mất thời gian để xem xét các loại giấy tờ mà họ cho rằng họ đã có thông tin về nó.
xin_visa_du_lich_my
Xin visa du lịch thành công để khám phá nước Mỹ
3. Có bị từ chối không nếu đương đơn khai có thân nhân ở Mỹ?
Điều tốt nhất là đương đơn phải khai sự thật. Viên chức Lãnh sự hiểu rằng nhiều người có thân nhân ở Mỹ nhưng họ chỉ dự tính đi thăm ngắn hạn và không có ý định ở lại Mỹ sau khi kết thúc chuyến đi. Và trên thực tế viên chức lãnh sự cũng biết rằng một số đương đơn xin visa đi du lịch Mỹ trong khi có tên trong hồ sơ định cư nhưng không dự tính định cư trong khoản thời gian này. Các đương đơn nên khai thật những thông tin này. Trong trường hợp đương đơn cố tình che dấu hoặc khai sai sự thật, khi bị phát hiện có thể bị cấm nhập cảnh Mỹ trong tương lai dưới hình thức du lịch hoặc định cư.
4. Viên chức lãnh sự quan tâm đến điều gì trong buổi phỏng vấn?
Thông qua đơn DS-160 và những lời khai của đương đơn trong buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự tổng hợp và phân tích để xác định những yếu tố nào là nguyên nhân dẫn đến việc đương đơn sẽ trở về Việt Nam sau khi kết thúc chuyến đi.
Thông qua buổi phỏng vấn, viên chức lãnh sự sẽ đánh giá tổng quát các thông tin liên quan đến đương đơn, bao gồm: mục đích chuyến đi, khả năng tài chính và những gắn bó về xã hội, gia đình, kinh tế và những yếu tố khác ở Việt Nam.
5. Visa công việc hoặc du lịch (B1/B2) có thể ở Mỹ bao lâu?
Visa được cấp tại Lánh sự quán chỉ cho phép đương đơn nhập cảnh Mỹ trong thời gian nào đó. Còn thời gian có thể lưu trú tại Mỹ tùy thuộc quyết định của nhân viên di trú ở nơi nhập cảnh. Sở di trú thường cho du khách lưu lại Mỹ một thời gian cần thiết để hoàn tất mục đích của chuyến đi, thời gian đó thông thường là từ 1 đến 6 tháng.
6. Người có visa B1/B2 sẽ làm gì khi ở Mỹ?
Người có visa công việc B1 có thể đến Mỹ để khảo sát thị trường, thương lượng hợp đồng, giải quyết vấn đề bất động sản, làm nhân chứng cho một vụ xử án, tham dự một hội thảo/ hội nghị, hoặc làm một công việc nghiên cứu độc lập.
Đối với visa du lịch B2, đương đơn có thể đến Mỹ với những mục đích như đi thăm viếng các cảnh quan, thăm người thân và bạn bè, khám chữa bệnh,…
Một số bài viết liên quan:

CÁC BƯỚC KHI PHỎNG VẤN XIN VISA ĐI MỸ TẠI LÃNH SỨ QUÁN MỸ

Phỏng vấn xin visa làm thủ tục đi Mỹ là một khâu quan trọng và có lẽ là khó khăn nhất cho hành trình đoàn tụ với người thân của bạn. Việc hiểu đúng và chấp hành các quy định và quy trình trong buổi phỏng vấn sẽ rất tốt cho kết quả Visa của bạn. Nếu bạn đang có kế hoạch đi Mỹ định cư, hãy chuẩn bị cho mình thật tốt tại buổi phỏng vấn Visa của Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam như sau:
1.  Xếp hàng
Tại ngày phỏng vấn theo như lịch hẹn, bạn đến phòng Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam (Hà Nội – 170 phố Ngọc Khánh, TP. Hồ Chí Minh – số 4 Lê Duẩn, Quận 1) trước hoặc chậm nhất 20 phút so với giờ hẹn. Đến nơi bạn sẽ phải xếp hàng theo sự chỉ dẫn của nhân viên và chờ đến lượt vào bên trong phòng chờ phỏng vấn (từ 3-5 người/ lượt).
Xếp hàng ở LSQ Mỹ
2.  Lấy số thứ tự và nộp hồ sơ
Vào đến phòng phỏng vấn, bạn bấm máy lấy số thứ tự theo sự chỉ dẫn của nhân viên. Nhớ lấy cả 2 liên, xếp hàng đến lượt nộp hồ sơ cho nhân viên lãnh sự kèm theo 1 liên số thứ tự. Sau khi nộp hồ sơ bạn ngồi chờ đến lượt gọi thứ tự của mình hiển thị trên bảng điện tử và loa thông báo để làm thủ tục đi Mỹ.
3.  Lấy dấu vân tay
Đến lượt gọi, bạn lấy dấu vân tay theo sự chỉ dẫn của nhân viên lãnh sự, sau đó tiếp tục ngồi chờ lượt gọi phỏng vấn làm giấy tờ đi Mỹ.
4.  Phỏng vấn
Vào các cửa theo thông báo để trả lời phỏng vấn.
5.  Ghi phiếu SMS và rời khỏi phòng phỏng vấn – Cuộc phỏng vấn hoàn tất.
Khi bạn đạt yêu cầu, hộ chiếu của bạn sẽ được lãnh sự giữ lại. Bạn ra quầy SMS làm thủ tục để Lãnh sự quán gửi trả visa và hộ chiếu của bạn tận nhà. Lúc này bạn sẽ nộp cho quầy SMS liên thứ 2 số thứ tự của bạn. Sau đó bạn ra về chờ ngày nhận visa và thu xếp hành lý cho chuyến đi.
Trường hợp bạn không đạt yêu cầu, hộ chiếu của bạn sẽ được trả lại, bạn vui lòng rời khỏi phòng phỏng vấn ngay lập tức. Mọi thắc mắc và nấn ná không giúp ích gì cho bạn cả.
(Nguồn: sưu tầm)
Một số bài viết liên quan:

CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG CỦA HỒ SƠ XIN VISA DU LỊCH

Hỏi:
Em có quen một vài bạn người Mỹ khi bạn này sang du lịch Việt Nam. Em muốn qua Mỹ chơi tự túc một chuyến để thăm bạn em nhưng vì họ ở tận Tennessee và em thì chưa đi phượt lần nào nên em có một vài thắc mắc sau:
  • Nếu đi với mục đích như của em thì có được không và sẽ là xin visa loại gì?
  • Có cần đi du lịch nước nào trước để khi xin visa vào Mỹ dễ dàng hơn không?
  • Lịch trình em nên đi như thế nào để tiết kiệm và hợp lý nhất?
  • Về việc chứng minh tài chính thì cần khoảng bao nhiêu?
Lưu ý những điều quan trọng của hồ sơ
Đáp:
Xin trả lời các thắc mắc của bạn theo từng ý nhỏ như sau:
Nếu đi với mục đích như của em thì có được không và sẽ xin visa loại gì?
Bạn có thể xin loại visa B1/B2 cho chuyến đi của bạn. Khi tiến hành xin visa đi Mỹ du lịch, bạn lưu ý đến các yếu tố sau và cần chứng minh cho viên chức Lãnh sự thấy được các yếu tố đó trong cuộc phỏng vấn:
  • Mục đích sử dụng visa.
  • Khả năng tài chính của bạn.
  • Các mối liên hệ ràng buộc tại Việt Nam.
Có cần đi du lịch nước nào trước để khi xin visa vào Mỹ dễ dàng hơn không?
Thông thường, việc bạn đi du lịch những nước phát triển trước đó sẽ làm tăng xác suất bạn được cấpvisa du lịch Mỹ vì theo cách nhìn của viên chức Lãnh sự quán, khi bạn đã từng đi du lịch những nước phát triển và bạn quay về Việt Nam để tiếp tục cuộc sống tại Việt Nam thì bạn đã chứng minh cho viên chức Lãnh sự thấy rằng bạn có khả năng tài chính để đi du lịch và bạn đã từng sử dụng visa đúng mục đích cho những lần trước đó của bạn.
Lịch trình em nên đi như thế nào để tiết kiệm và hợp lý nhất?
Lịch trình của chuyến đi cũng thể hiện được mục đích sử dụng visa của bạn. Bạn phải liệt kê chi tiết những nơi bạn đến, những người bạn gặp, thời điểm đi và đến từng nơi. Kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Với kế hoạch chi tiết này, bạn đã phần nào chứng minh được mục đích thực sự của chuyến đi là bạn thăm thú và gặp gỡ bạn bè chứ bạn không có ý định định cư tại Mỹ.
Về việc chứng minh tài chính thì cần khoảng bao nhiêu?
Yếu tố tài chính là một yếu tố quan trọng trong quá trình xem xét hồ sơ xin visa du lịch Mỹ của bạn đối với Lãnh sự quán. Bạn cần chứng minh cho viên chức lãnh sự thấy rằng ai sẽ là người chi trả cho chuyến đi? Nguồn thu nhập của bạn tại Việt Nam như thế nào? Bạn sẽ không có nguy cơ là gánh nặng tài chính cho xã hội Mỹ khi bạn sang đó du lịch,…
Để chứng minh các yếu tố tài chính của bạn, bạn cần cung cấp các bằng chứng về các nguồn tài chính của bạn như: xác nhận lương, hợp đồng lao động, giấy phép kinh doanh hay sổ cổ đông (nếu bạn là thành viên sở hữu công ty), sổ tiết kiệm ngân hàng, các hợp đồng mang lại lợi tức cho bạn như: hợp đồng thuê nhà, thuê xe, hợp đồng hợp tác kinh doanh
Một số bài viết liên quan:

VISA DU LỊCH MỸ: LÀM GÌ VÀ Ở BAO LÂU ĐỐI VỚI VISA DU LỊCH HOẶC CÔNG TÁC (B1/B2)

Hiện nay, nhu cầu xin visa để làm thủ tục đi Mỹ với mục đích du lịch, thăm thân nhân hoặc công tác, gặp gỡ đối tác, tìm hiểu thị trường của người Việt rất lớn, tuy nhiên, đa phần trong số đó lại đang boăn khoăn không biết sử dụng visa như thế nào là đúng mục đích và đúng các quy định về Luật di trú Mỹ.
Trong quá khứ đã từng có rất nhiều người Việt vì không hiểu rõ các quy định của Luật di trú nên đã sử dụng sai mục đích visa hoặc lưu trú quá quy định, từ đó gây ra những khó khăn cho những lần xin visa nhập cảnh vào Mỹ sau đó. Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp, người sử dụng visa không hề có ý định sử dụng sai mục đích visa hay lưu trú quá thời hạn cho phép nhưng xuất phát từ sự chủ quan hoặc thiếu thông tin.
Để giúp người Việt hiểu sâu sắc hơn về các quy định cũng như hiểu đúng hơn thế nào là sử dụng visa đúng mục đích, đúng thời hạn lưu trú tại Mỹ, chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin sau:
 Thời gian hiệu lực của visa và thời gian được phép lưu lại Mỹ:
Thời gian hiệu lực của visa (dài nhất là một năm cho người Việt Nam) và thời gian được phép lưu lại Hoa Kỳ (mà có thể trong một vài ngày). Ngày hết hạn của visa là ngày cuối cùng mà đương đơn được phép vào Hoa Kỳ. Khi nhập cảnh, các viên chức Bộ An ninh nội địa (DHS) tại các cửa khẩu, không phải là viên chức lãnh sự, sẽ quyết định thời gian đương đơn được phép ở lại Hoa Kỳ để đương đơn hoàn thành mục đích của chuyến đi.
Nếu đương đơn muốn lưu trú ở Hoa Kỳ lâu hơn thời hạn được phép thì đương đơn phải gửi đơn yêu cầu xin gia hạn đến văn phòng Sở Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Các hình phạt sẽ được áp dụng đối với đương đơn nào lưu lại Hoa Kỳ quá thời hạn cho phép. Ngay cả việc “ở quá hạn” một ngày cũng có thể ảnh hưởng rất xấu đến cơ hội được cấp visa trong những lần sau.

 Hiểu và sử dụng visa đúng mục đích 
             Mục đích sử dụng visa:
Visa cho khách thăm là visa được cấp cho các đương đơn lưu trú tạm thời ở Hoa Kỳ với mục đích công tác hoặc du lịch(visa du lịch Mỹ). “Công tác” nói chung không bao gồm các công việc sinh lợi nhuận, nhưng nó bao gồm hầu hết các hoạt động thương mại hợp pháp khác. Một đương đơn được cấp visa công tác có thể đến Hoa Kỳ để tiếp xúc với các hội viên thương mại, thương lượng, ký kết các hợp đồng, mua hàng hóa, giải quyết về tài sản, làm nhân chứng trong một phiên tòa, tham dự các hội nghị chuyên ngành hoặc thương mại, hay tiến hành các cuộc nghiên cứu độc lập.
“Du lịch” bao gồm các dạng tham quan, thăm bạn bè, thân nhân, chữa bệnh, tham dự các hội nghị, các buổi tọa đàm, các hiệp hội doanh thương hoặc các tổ chức xã hội, tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ nghiệp dư không có thù lao về âm nhạc, thể thao, và các sự kiện hoặc các cuộc thi tương tự khác. Tại cuộc phỏng vấn, đương đơn phải giải thích thật rõ ràng lý do muốn đến Hoa Kỳ. Viên chức phỏng vấn sẽ dựa vào đó quyết định loại visa thích hợp cho mỗi đương đơn.
Với những chia sẽ trên, hi vọng các bạn hiểu đúng về thời gian lưu lại Mỹ cũng như mục đích sử dụng visa để làm giấy tờ đi Mỹ dễ dàng hơn.
Một số bài viết liên quan: