Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Các Bước Bảo Lãnh Vợ/ Chồng Sang Mỹ

Muốn bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ, công dân Mỹ hay Thường trú nhân tại Mỹ cần thực hiện đúng từng bước sau theo trình tự đã quy định. Dưới đây là bài viết chia sẻ về quy trình cũng như thời gian bảo lãnh vợ/ chồng sang Mỹ.


1. Làm Công Hàm Độc Thân

Để bảo lãnh vợ / chồng từ Việt Nam sang Mỹ, trước hết, hai vợ chồng cần phải đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp tỉnh (thành phố) nơi người vợ / chồng có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Khi làm hồ sơ đăng ký kết hôn tại Sở Tư Pháp, Bộ Tư Pháp yêu cầu công dân Mỹ hoặc thường trú nhân phải xuất trình một bộ hồ sơ Công Hàm Ngoại Giao chứng nhận độc thân (hay còn gọi là Công Hàm Độc Thân). Công Hàm Độc Thân này phải bao gồm tất cả các giấy tờ cần thiết theo quy định của chính quyền địa phương và phải được hợp pháp hóa bởi Đại Sứ Quán Việt Nam tại Mỹ.

Ngoài những quy định chung mang tính bắt buộc thì mỗi Sở Tư Pháp của tỉnh (thành phố) ở Việt Nam sẽ có những quy định riêng về Công Hàm Độc Thân, thủ tục đăng ký kết hôn và thời gian chờ đợi. Vì thế, cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần có những hiểu biết nhất định cũng như tìm hiểu thật kỹ những yêu cầu này để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và lên kế hoạch cụ thể.

Thời gian yêu cầu:
Công việc thu nhận giấy tờ và hoàn thành bộ Công Hàm Độc Thân sẽ mất khoảng từ 2 đến 3 tuần. Tiếp đó, sẽ phải mất 25 ngày để nộp hồ sơ tại Sở Tư Pháp cho đến lúc được phỏng vấn và nhận giấy hôn thú. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, thời gian này có thể nhanh hay chậm, phụ thuộc rất nhiều vào quy định của tỉnh (thành phố) đó.

Hợp pháp hóa bản án ly hôn (gọi tắt là Ghi chú ly hôn)
Nếu Công dân Mỹ hay Thường trú nhân ở Mỹ đã từng ly hôn ở ngoài nước Việt Nam thì phải có bản án ly hôn được chứng thực và hợp pháp hóa bởi Lãnh Sự Quán hoặc Đại Sứ Quán Việt Nam trước khi đem về Việt Nam sử dụng. Bản án ly hôn được hợp pháp hóa này gọi tắt là Ghi chú ly hôn.

2. Đăng ký kết hôn tại Việt Nam 




Giấy chứng nhận kết hôn

Khi cầm được Bộ Công Hàm Độc Thân trên tay, bạn phải nộp tất cả các giấy tờ cần thiết cho chính quyền địa phương cùng với đơn xin đăng ký kết hôn. Bạn và vợ/ chồng phải tham dự phỏng vấn tại chính quyền địa phương và phải đợi một khoảng thời gian trước khi chính quyền cấp giấy hôn thú. Khi được cấp giấy hôn thú, bạn và vợ/ chồng phải có mặt để ký vào tờ giấy chứng nhận có hôn thú với nhau.

Trường hợp với những người đã ly hôn ở nước ngoài, bạn phải xin giấy Ghi chú ly hôn ở Việt Nam trước khi bắt đầu quá trình nộp đơn xin kết hôn. Tiến trình này mất 3 tuần để hoàn thành.

Thời gian yêu cầu:
Đối với những người có tiến trình chứng thực ly hôn, phải gửi bản án ly hôn được hợp pháp hóa cho vợ hoặc chồng ít nhất 1 tháng trước khi về Việt Nam. Thời gian yêu cầu để đăng ký kết hôn ở Việt Nam là 25 - 50 ngày tùy thuộc vào từng tỉnh (thành phố) nơi vợ/ chồng của bạn cư trú.( Xem thêm thủ tục bảo lãnh vợ chồng sang Mỹ )

3. Nộp hồ sơ bảo lãnh với Sở Di Trú Mỹ (USCIS)

Sau khi được cấp giấy chứng nhận có hôn thú, bạn có thể nộp đơn bảo lãnh vợ/ chồng của bạn tại Sở Di Trú Hoa Kỳ. Sau khi hồ sơ được Sở Di Trú chấp thuận, hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của bạn sẽ được gửi đến Trung Tâm Chiếu Khán Quốc gia (NVC) để tiếp tục xử lý theo quy định cho đến khi vợ/chồng của bạn được phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ hay Đại Sứ Quán nơi mà vợ/chồng bạn đang sinh sống.




Nộp hồ sơ bảo lãnh vào Di Trú Mỹ


Thời gian yêu cầu:
Thông thường để hoàn tất bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng thường phải mất từ 6 đến 8 tháng. 
Chi phí nộp hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng cho Sở Di Trú (USCIS) là: 420$

4. Làm bảo trợ tài chánh và thủ tục giấy tờ tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC)

Sau khi được Sở Di Trú chấp thuận, bộ hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của bạn sẽ được gửi đến Trung tâm Chiếu kháng Quốc gia (NVC) để được cứu xét. Người bảo lãnh cần chuẩn bị hồ sơ bảo trợ tài chánh và những giấy tờ cần thiết khác cho người được bảo lãnh. NVC sẽ hoàn thành hồ sơ bảo lãnh vợ / chồng của bạn và lên lịch phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Mỹ ở TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Bảo trợ tài chánh
Người bảo lãnh cho vợ / chồng phải hoàn thành bộ hồ sơ bảo trợ tài chánh, đảm bảo cho người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng của xã hội. Và người bảo lãnh phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu trong bảng hướng dẫn tài chánh di dân. Người bảo lãnh có quyền tìm người đồng bảo trợ cùng với mình nếu xét thấy bản thân mình không đáp ứng được yêu cầu trên. Người tham gia đồng bảo trợ cũng phải đáp ứng những yêu cầu đã nêu trong bản hướng dẫn. 

Thời gian yêu cầu:
Thời gian chờ đợi để hoàn thành tiến trình hồ sơ và bảo trợ tài chánh cho đến khi phỏng vấn là từ 4 - 7 tháng.
Chi phí phải trả cho NVC: 120$ cho người bảo lãnh và 325$ cho đương đơn (người được bảo lãnh).

5. Phỏng vấn với Lãnh Sự Quán

Cuộc phỏng vấn với Lãnh Sự Quán Mỹ có tầm quan trọng rất lớn, ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng cho toàn bộ quá trình bảo lãnh vợ/ chồng. Trong cuộc phỏng vấn này,vợ / chồng của bạn phải chứng minh được mối quan hệ giữa bạn và vợ/ chồng của mình là thật. Vợ / chồng của bạn phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn và dự trù trước những câu hỏi cùng với câu trả lời mà viên chức Lãnh Sự có thể hỏi. Vợ/ chồng của bạn phải trả lời sao cho thuyết phục được viên chức Lãnh sự, và có thể đưa ra những bằng chứng cụ thể để chứng minh quan hệ của bạn với họ.




Phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán

6. Thủ tục khiếu nại với Sở Di Trú - nếu hồ sơ bảo lãnh vợ/ chồng bị Tổng Lãnh Sự Quán Mỹ từ chối

Khi hồ sơ bảo lãnh của bạn bị Lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam từ chối, đơn bảo lãnh này ngay lập tức sẽ được trả về Sở Di Trú Mỹ. Sau khi Sở Di Trú Mỹ xem xét đơn bảo lãnh vợ / chồng mà Lãnh sứ quán Mỹ tại Việt Nam trả về, họ sẽ gởi cho bạn 1 lá thư cho phép bạn có cơ hội để khiếu nại quyết định này của Lãnh Sứ Quán Mỹ ở Việt Nam.

Một số bài viết liên quan:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét